NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQUANG BỆNH NHÂN CÓ RĂNG BỊ VIÊM QUANH CHÓP MẠN TÍNH

Thị Quỳnh Hà Vũ 1,, Thị Châu Nguyễn 1, Thị Kim Oanh Lê 1, Thị Tuyết Nga Phạm 1
1 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Bệnh lý quanh chóp mạn tính là một bệnh lý hay gặp trong răng hàm mặt, bệnh thường không có tiền sử sưng đau bệnh nhân không để ý dễ bỏ qua, khi phát hiện bệnh thường nặng nên điều trị phức tạp. Nên chúng tôi nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và xquang của các bệnh nhân để phát hiện bệnh sớm để điều trị có kết quả. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và xquang của bệnh nhân bị viêm quanh chóp răng mạn tính đến khám, điều trị tại Trung tâm kỹ thuật cao, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt và khoa Răng hàm mặt bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022. Phương Pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 73 răng của bệnh nhân đến khám tại trung tâm Kỹ thuật cao –Viện đào tạo Răng Hàm Mặt và Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 5/2021 đến 7/2022. Các bệnh nhân đều được hỏi, thăm khám, chụp Xquang và làm bệnh án. Dựa theo kích thước đường kính ngang tổn thương chóp trên Xquang bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 có đường kính ≤5mm; nhóm 2 có đường kính trên 5 và ≤ 10mm để nhận xét đặc điểm lâm sàng và Xquang. Kết quả: Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có tỷ lệ nam 53,4% nữ  46,6%. Lý do đến khám vì sưng đau răng tỷ lệ cao nhất là 61,6%; tiếp đến là kiểm tra răng miệng định kỳ 21,9%; trám răng chiếm 9,6%; lỗ dò mủ 4,1% còn lại là lý do khác 2,1%. Phân bố nguyên nhân của bệnh lần lượt là: sâu răng không được điều trị 28,8%; sang chấn (khớp cắn, chấn thương) 26%; sau điều trị tủy thất bại 13,7%; núm phụ 12,3%, răng đã đươc mài làm phục hình 11%, tổn thương tổ chức cứng không do sâu 5,5%, còn lại là viêm quanh răng 2,7%. Dấu hiệu lâm sàng ở 2 nhóm gõ dọc đau 68,5%, răng đổi màu 61,6%, răng lung lay 49,3%, lỗ dò 28,8%. Hình thái tổn thương chóp trên Xquang lần lượt là: Hình tròn 37%; hình bầu dục 32,9%; hình liềm 16,4% và hình dạng không xác định là 13,7%. Ranh giới tổn thương rõ gặp 63% cao hơn hẳn nhóm có ranh giới không rõ 37%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. Kết luận: Bệnh nhân đến khám nằm trong độ tuổi từ 9-72 tuổi. Nhóm 1 gặp bệnh nhân có tiền sử sưng đau 64,9% cao hơn nhóm 2 gặp 35,1%. Lý do chính bệnh nhân đến khám là do sưng đau chiếm đến 61,6%. Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh là do sâu răng không được điều trị chiếm 28,8%. Phân bố bệnh ở hàm dưới 68% cao hơn hẳn hàm trên trên 32%. Dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất là gõ dọc đau gặp 68,5%, rồi đến răng đổi màu 61,6%, răng lung lay 49,3%, lỗ dò 28,8%. Hình thái tổn thương chóp trên Xquang hay gặp nhất là hình tròn 37%, và ranh giới tổn thương rõ là 63%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kenneth M. Hargreaves; Louis H.Berman. Pathobiology of the periapex. In: Cohen’s Pathways of the Pulp. Vol 1. Ten edition.; 2011:529-561.
2. Nguyễn Mạnh Hà. Bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa các ổ nhiễm khuẩn mạn tính ở răng miệng và biểu hiện bệnh lý ở xa. Luận văn tốt nghiệp BS.CKII, Trường đại Y Hà Nội. Published online 1994.
3. Keiser K, Johnson CC, Tipton DA. Cytotoxicity of mineral trioxide aggregate using human periodontal ligament fibroblasts. J Endod. 2000; 26:288-291.
4. Trịnh Thị Thái Hà. Lê Thị Kim Oanh Bệnh chóp tủy. In: Chữa răng và nội nha. Vol 1 edition. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; 2019:111-130.
5. TR Pitt Fort. JS Rhodes. HE Pitt Ford. Three dimensionnal root canal anatomy. In:Endodontics Problem Solving in Clinical Practice. Vol 1. first edition. Martin Dunitz; 2002:27-45.
6. Louis H.BerMan Kenneth M.Hargreaves. Diagnosis. In: Cohen’s Pathways of Pulp. Twelfth edition. Elsevier; 2021:1-32.
7. Nguyễn Mạnh Hà. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm quanh cuống mạn tính bằng nội nha. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2005.
8. Nguyễn Hữu Long. Nhận xét kết quả điều trị nội nha của bệnh nhân bị viêm quanh chóp mạn tính với vật liệu hàn là AH26 và costisomol. Luận van thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, 2008