NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN ĐANG LỌC MÁU ĐỊNH KỲ BẰNG THẬN NHÂN TẠO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ GIÁ RAI NĂM 2021 – 2022

Thúy An Nguyễn 1, Ngọc Tố Quyên Nguyễn 2, Huỳnh Như Mai 2,
1 Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn (BTM) là vấn đề sức khỏe toàn cầu, đặc biệt khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối phải lọc thận định kỳ bằng thận nhân tạo do tăng nguy cơ tim mạch và tử vong. Tăng huyết áp (THA) ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu rất khó điều trị. Việc điều trị THA trên bệnh nhân STM cần liên tục, kéo dài và theo dõi chặt chẽ. Trên bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp, thuốc điều trị tăng huyết áp đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, làm chậm tiến triển bệnh thận và giảm các nguy cơ tim mạch. Mục tiêu: xác định tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đang lọc máu định kỳ bằng thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu trên tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn có kèm tăng huyết áp, có chỉ định lọc máu định kỳ bằng thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai từ 1/1/2021-30/4/2022. Kết quả: Nhóm thuốc chẹn kênh canxi được chỉ định nhiều nhất với tỷ lệ là 97,8%. Nhóm chẹn thụ thể beta giao cảm có tỷ lệ chỉ định sử dụng thấp nhất là 0,7%. Tỷ lệ phối hợp 3 nhóm thuốc trong điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất với 87,05%. Tỷ lệ hợp lý chung trong nghiên cứu là 67,63%. Kết luận: Phối hợp thuốc là cần thiết để đem lại hiệu quả điều trị, ưu tiên các thuốc điều trị tăng huyết áp và giảm protein niệu. Các thuốc vừa có tác dụng làm giảm protein niệu vừa hạ HA thường được chọn lựa ưu tiên hàng đầu, bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối thường phải sử dụng 3 đến 4 thuốc điều trị THA để đạt được HA mục tiêu và giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Thúy An Nguyễn, Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Thận - Tiết niệu, Hà Nội, tr. 103–112
2. Hội tim mạch Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
3. Nguyễn Thành Tam (2021), Nghiên cứu tình hình sử dụng, tương tác thuốc và chi phí điều trị trên bệnh nhân đang lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Quân dân Y tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Chuyên khoa cấp 2, Đại học Y dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Anh Thi, Nguyễn Văn Tập (2016), Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áo kèm suy thận mạn tại khoa Nội thận – Lọc máu Bệnh viện quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 20 (5), tr 525-531.
5. Nguyễn Thiện (2015), Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu nhân tạo, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 1, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Caroline Ashley and Aileen Dunleavy et al. (2019), The Renal Drug Handbook: The Ultimate Prescribing Guidefor Renal Practitioners (5th), The Renal Association
7. Pugh D, Gallacher PJ, Dhaun N (2019), “Management of Hypertension in Chronic Kidney Disease. Drugs”, 79(4):365-379.
8. Sinha AD, Agarwal R (2019). Clinical pharmacology of antihypertensive therapy for the treatment of hypertension in CKD. Clin J Am Soc Nephrol, 14(5):757-764.