ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC

Thị Cẩm Tú Nguyễn 1,, Minh Tâm Dương 2,3
1 Bệnh viện Tâm thần TW1
2 Viện sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn chức năng nhận thức ở người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc (RLPLCX) điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần trung ương I bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 61 bệnh nhân điều trị nội trú với chẩn đoán RLPLCX (F25) theo ICD-10. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu 38±12,1; Tỉ lệ nam 68,9 % và nữ là 31,1%. Tỉ lệ rối loạn nhận thức: 59,02%; tỷ lệ rối loạn trí nhớ là 63,9%; rối loạn chú ý là 44,3% và rối loạn chức năng điều hành là 62,3%. Trong rối loạn chức năng chú ý, tỷ lệ rối loạn di chuyển chú ý là cao nhất với 86,1%, sau đó đến duy trì chú ý 52,8% và 41,7% người bệnh có giảm tập trung chú ý. Chức năng trí nhớ với nhớ lại có trì hoãn rối loạn với 83,3%, rối loạn trí nhớ hình ảnh là 72,2%, trí tức thì là 66,7%, trí nhớ lời nói là 50%.Với chức năng điều hành, tốc độ tâm thần vận động suy giảm lên đến 83,3%, sau đó đến khả năng lên kế hoạch 80,6% và khả năng kiến tạo thị giác 75%, sắp xếp công việc 69,4%; khả năng giải quyết vấn đề, sự lưu loát lần lượt chiếm 63,9 % và 61,1%; khả năng tính toán và ngôn ngữ đều ở khoảng 58,3% và tư duy trừu tượng có 38,9% rối loạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benabarre A, Vieta E, Colom F, Martínez-Arán A, Reinares M, Gastó C. Bipolar disorder, schizoaffective disorder and schizophrenia: epidemiologic, clinical and prognostic differences. Eur Psychiatry. 2001;16(3):167-172. doi:10.1016/ S0924-9338 (01)00559-4
2. Torrent C, Martínez-Arán A, Amann B, et al. Cognitive impairment in schizoaffective disorder: a comparison with non-psychotic bipolar and healthy subjects. Acta Psychiatr Scand. 2007;116(6):453-460. doi:10.1111/j.1600-0447.2007.01072.x
3. Reichenberg A, Harvey PD, Bowie CR, et al. Neuropsychological Function and Dysfunction in Schizophrenia and Psychotic Affective Disorders. Schizophr Bull. 2009;35(5):1022-1029. doi:10.1093 /schbul/sbn044
4. Gooding DC, Tallent KA. Spatial working memory performance in patients with schizoaffective psychosis versus schizophrenia: a tale of two disorders? Schizophr Res. 2002; 53 (3):209-218. doi:10.1016/S0920-9964(01)00258-4
5. Amann B, Gomar J, Ortiz-Gil J, et al. Executive dysfunction and memory impairment in schizoaffective disorder: A comparison with bipolar disorder, schizophrenia and healthy controls. Psychol Med. 2012;42:1-9. doi:10.1017/ S0033291712000104
6. Nguyễn Thị Hoa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức trên bệnh nhân trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội; 2016.
7. Wang LJ. Obvious impairment of attention and processing speed in patients with schizoaffective disorder. Neuropsychiatry. 2016;6:314-320. doi:10.4172/Neuropsychiatry.1000155
8. Levinson DF, Umapathy C, Musthaq M. Treatment of schizoaffective disorder and schizophrenia with mood symptoms. Am J Psychiatry. 1999;156(8):1138-1148. doi:10.1176/ ajp.156.8.1138
9. Đào Thị Thanh Mai. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Nhận Thức Trong Rối Loạn Trầm Cảm ở Người Cao Tuổi. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội; 2013.