PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỎA DỤNG ESOMEPRAZOLE TRONG ĐIỀU TRỊ PHÒNG NGỪA TÁI XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN SAU NỘI SOI CAN THIỆP CẦM MÁU TẠI VIỆT NAM

Xuân Nam Võ 1, Ngọc Tuấn Cao 2, Thị Tuyết Minh Lương 3
1 Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Tp Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhập viện. Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể cải thiện được tỷ lệ tái xuất huyết, tử vong cho bệnh nhân sau nội soi can thiệp cầm máu. Nghiên cứu này hướng đến việc phân tích chi phí hiệu quả của esomeprazole tiêm tĩnh mạch liều cao ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng đã trải qua điều trị bằng phương pháp nội soi can thiệp cầm máu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình cây quyết định, so sánh chi phí hiệu quả giữa sử dụng esomeprazole và pantoprazole tiêm tĩnh mạch liều cao để ngăn ngừa nguy cơ tái xuất huyết. Thời gian điều trị tính từ lúc nội soi can thiệp thành công là 30 ngày. Số liệu được lấy từ tổng quan hệ thống tài liệu dựa trên các cơ sở dữ liệu. Khung thời gian đánh giá của mô hình là một năm. Kết quả: Esomeprazole có hiệu quả lâm sàng tốt hơn so với pantorazole trong chỉ định điều trị phòng ngừa tái xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng. Theo quan điểm bảo hiểm y tế cho thấy giá trị ICER là 57.251.180 VNĐ trên QALY đạt được, thấp hơn ngưỡng một lần GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2021. Kết quả phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất khẳng định trong đa số trường hợp, sử dụng esomeprazole đều đạt chi phí hiệu quả so với pantoprazole. Kết luận: Esomeprazole đạt chi phí hiệu quả trong ngưỡng chi trả của Việt Nam và có hiệu quả lâm sàng tốt hơn so với pantoprazole khi giảm thiểu khả năng tái xuất huyết tiêu hóa và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Nghiên cứu còn hạn chế khi các dữ liệu đầu vào dựa trên tổng quan tài liệu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Barkun AN, Adam V, Sung JJ, et al. Cost effectiveness of high-dose intravenous esomeprazole for peptic ulcer bleeding. Pharmacoeconomics. 2010;28(3):217-230.
2. Spiegel BM, Ofman JJ, Woods K, Vakil NB. Minimizing recurrent peptic ulcer hemorrhage after endoscopic hemostasis: the cost-effectiveness of competing strategies. Am J Gastroenterol. 2003;98(1):86-97.
3. Fujishiro M, Iguchi M, Kakushima N, et al. Guidelines for endoscopic management of non-variceal upper gastrointestinal bleeding. Dig Endosc. 2016;28(4):363-378.
4. Sung JJ, Barkun A, Kuipers EJ, et al. Intravenous esomeprazole for prevention of recurrent peptic ulcer bleeding: a randomized trial. Ann Intern Med. 2009;150(7):455-464.
5. Zargar SA, Javid G, Khan BA, et al. Pantoprazole infusion as adjuvant therapy to endoscopic treatment in patients with peptic ulcer bleeding: prospective randomized controlled trial. J Gastroenterol Hepatol. 2006;21(4):716-721.
6. Leontiadis GI, Sreedharan A, Dorward S, et al. Systematic reviews of the clinical effectiveness and cost-effectiveness of proton pump inhibitors in acute upper gastrointestinal bleeding. Health Technol Assess. 2007;11(51):iii-iv, 1-164.
7. John Borrill SE, J Gray. Cost-effectiveness of high-dose intravenous proton pump inhibitors (iv ppi) for the prevention of gastric or duodenal ulcer rebleeding after therapeutic endoscopy. Value in Health. 2009;12(7).
8. Wilder-Smith CH, Rohss K, Bondarov P, Hallerback B, Svedberg LE, Ahlbom H. Esomeprazole 40 mg i.v. provides faster and more effective intragastric acid control than pantoprazole 40 mg i.v.: results of a randomized study. Aliment Pharmacol Ther. 2004;20(10):1099-1104.