ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN DẪN TRUYỀN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ BẰNG THẬN NHÂN TẠO THƯỜNG QUY KẾT HỢP HDF-ONLINE

Như Nghĩa Nguyễn 1,, Quốc Việt Lê 2, Huỳnh Ngọc Tân Mai 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: tỷ lệ tổn thương thần kinh ngoại vi tương đối cao, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kì. Do đó, phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh thần kinh ngoại vi có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá sự biến đổi lâm sàng và đánh giá một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh sau lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo thường quy kết hợp với kỹ thuật HDF-Online ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 07/2021 đến 07/2022. Kết quả: nam chiếm 47,5%, tuổi trung bình là 54,5±15,65 tuổi. Sau 6 tháng, bệnh nhân biểu hiện rối loạn cảm giác giảm từ 75% còn 45%, rối loạn dinh dưỡng giảm từ 38,8% còn 21,25% và rối loạn phản xạ từ 35% còn 12,5%. Đối với chỉ số điện dẫn truyền thần kinh dây mác: tốc độ và biên độ dẫn truyền thần kinh gia tăng, thời gian tiềm vận động giảm có ý nghĩa sau 6 tháng. Đối với dây chày, tốc độ dẫn truyền vận động và biên độ đều tăng. Thời gian tiềm vận động dây thần kinh chày giảm không có ý nghĩa thống kê. Ở dây thần kinh trụ, biên độ dẫn truyền tăng, thời gian tiềm giảm sau 6 tháng. Ở dây giữa, các chỉ số điện dẫn truyền thần kinh cải thiện đáng kể. Kết luận: biện pháp lọc máu kết hợp giữa HD và HDF-Online có thể cải thiện các đặc điểm lâm sàng, một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hải, và cs. (2013), "Biến đổi một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ được điều trị bằng thẩm tách siêu lọc máu", Tạp chí Y học thực hành, 878 (8), tr.60-64.
2. Nguyễn Trọng Hưng, Lê Quang Cường, và Trần Văn Chất (2007), "Nghiên cứu lâm sàng và điện sinh lý tổn thương thần kinh ngoại vi ở người suy thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc máu chu kì", tạp chí Y học thực hành, 566+567 (3), tr.29-32.
3. Amy Kang, et al. (2021), "Effect of hemodiafiltration on the progression of neuropathy with kidney failure", CJASN, 16, pp.1365–1375.
4. Julian L. Seifter and Martin A. Samuels, (2019), "Neurologic complications of chronic kidney disease", Comprehensive Clinical Nephrology, 6th edition, Elsivier, USA, pp.996-1001.
5. KDIGO, (2012), "Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease", Kidney International, 3 (1), pp.1-150.
6. Ria Arnold, et al. (2013), "Effects of hemodiafiltration and high flux hemodialysis on nerve excitability in end-stage kidney disease", PLOS One, 8 (3), pp.59055.