ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG LOẠN SẢN VÀ UNG THƯ DẠ DÀY SỚM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT TÁCH HẠ NIÊM MẠC QUA NỘI SOI

Văn Dũng Thái 1,, Cảnh Bình Nguyễn 2, Doãn Kỳ Thái 2, Minh Ngọc Quang Phạm 2, Thị Ngà Đinh 2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu và tính an toàn của kỹ thuật cắt tách hạ niêm mạc điều trị tổn thương loạn sản và ung thư dạ dày sớm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 35 bệnh nhân có tổn thương loạn sản và ung thư dạ dày sớm được điều trị bằng kĩ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) tại Viện điều trị các bệnh Tiêu hóa – Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 9/2018 đến tháng 8/2022. Nội soi đánh giá được thực hiện sau ESD 1,5 tháng và 6 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 59,94 ± 11,78, tỉ lệ nam/nữ là 2,5/1. Phần lớn tổn thương ở hang vị (80%), chủ yếu type 0-IIac (51,4%), kích thước trung bình là 19,6 ± 7,5mm. Tỉ lệ cắt nguyên khối, cắt bỏ hoàn toàn khối u tương ứng là 94,3%, 91,4%. Thời gian can thiệp trung bình là 65,94 phút. Biến chứng chảy máu, thủng, chuyển mổ lần lượt là 2,9%, 0%, 0%. Thời gian nằn viện sau can thiệp trung bình là 5,6 ± 1,6 ngày. Tất cả tổn thương loét sau ESD đang liền sẹo và liền sẹo trong vòng 1,5 tháng. Sau 6 tháng điều trị: 1 trường hợp tái phát tại chỗ đã được ESD lần 2 loại bỏ tổn thương. Kết luận: ESD là kỹ thuật hiệu quả và tương đối an toàn trong điều trị tổn thương loạn sản và ung thư dạ dày sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R., et al. (2021). Global Cancer Statistics 2020: Globocan Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 71(3): 209–249.
2. Yao K., Uedo N., Kamada T., et al. (2020). Guidelines for endoscopic diagnosis of early gastric cancer. Digestive Endoscopy, 32(5): 663–698.
3. Paris Workshop Participants (2003). The Paris endoscopic classification of superficial neoplastic lesions: esophagus, stomach, and colon: November 30 to December 1, 2002. Gastrointestinal endoscopy, 58(6): 1–43.
4. Yao K. (2013). The endoscopic diagnosis of early gastric cancer. Annals of Gastroenterology : Quarterly Publication of the Hellenic Society of Gastroenterology, 26(1): 11–22.
5. Trần Đức Cảnh (2019). Nhận xét kết quả điều trị ban đầu bằng kỹ thuật ESD cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm tại bệnh viện K-Hà Nội. Hội nghị Nội soi Tiêu hóa Toàn quốc lần 4.
6. Nguyễn Thế Phương (2022). Nhận xét hiệu quả kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi điều trị tổn thương loạn sản dạ dày độ cao và ung thư dạ dày sớm. Tạp chí y học Việt Nam, 515(1), tr. 169-175.
7. Chung I., Lee J., Lee S., et al. (2009). Therapeutic outcomes in 1000 cases of endoscopic submucosal dissection for early gastric neoplasms: Korean ESD Study Group multicenter study. Gastrointestinal endoscopy, 69(7): 1228–1235.
8. Kim J.-W. and Jang J.Y. (2015). Optimal management of biopsy-proven low-grade gastric dysplasia. World Journal of Gastrointestinal Endoscopy, 7(4): 396–402.
9. Kakushima N., Yahagi N., Fujishiro M., et al. (2004). The healing process of gastric artificial ulcers after endoscopic submucosal dissection. Digestive Endoscopy, 16(4): 327–331.