KẾT CỤC THAI KỲ CÁC TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Thị Thu Hà Bùi 1, Minh Tuấn Võ 2,
1 Bệnh viện Từ Dũ
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu:  Xác định tỉ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ thoát vị hoành bẩm sinh đơn thuần chẩn đoán tại bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2018-2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu loạt ca khảo sát 142 trường hợp được chẩn đoán thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện Từ Dũ từ năm 2018 – 2022. Kết quả nghiên cứu ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ, Nhi Đồng I, Nhi Đồng II và Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỉ lệ tử vong 45/142 trường hợp chiếm 31,7% (KTC95%: 23,9 – 39,4). Trẻ được chẩn đoát thoát vị hoành chứa gan tăng nguy cơ tử vong gấp 18,3 lần (OR=18,3; KTC95%: 1,3 – 256,7). Trẻ có PH máu sau sinh ≤ 7,2 tăng nguy cơ tử vong gấp 21,7 lần so với PH máu >7,2 (OR=21,7; KTC95%: 2,5 – 186,2)  Trẻ có SpO2 giảm < 85% tăng nguy cơ tử vong gấp 32,5 lần so với SpO2 ≥ 85%. (OR=32,5; KTC95%: 1,6 – 647,1). Trẻ có FiO2 > 40 tăng nguy cơ tử vong gấp 17,7 lần so với trẻ có FiO2 ≤ 40 (OR=17,7; KTC95%: 2,3 – 136,3). Kết luận: Trẻ được chẩn đoán thoát vị hoành chứa gan trước sinh có tiên lượng tử vong cao. Một số yếu tố sau sinh như PH máu sau sinh ≤ 7,2, SpO2 <85% và trẻ có FiO2 >40% được kết luận làm tăng nguy cơ tử vong của thoát vị hoành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D. Chatterjee, R. J. Ing J. Gien (2020), "Update on Congenital Diaphragmatic Hernia", Anesth Analg. 131(3), 808-821.
2. Cam Ngọc Phượng, Đặng Quốc Bửu, Phạm Thị Thanh Tâm (2018), "Kết quả điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện nhi đồng 1", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 22(3), 107 - 112.
3. J. A. Dawson (2010), "Defining the reference range for oxygen saturation for infants after birth", Pediatrics. 125(6), e1340-7.
4. Bùi Đức Hậu; (2014), Phẫu thuật tạo hình cơ hoành bằng tấm ghép 1/2013-8/2014 tại bệnh viện Nhi đồng 2, Tài liệu hội nghị Ngoại khoa toàn quốc lần thứ IV, 37-38.
5. D. Mullassery (2010), "Value of liver herniation in prediction of outcome in fetal congenital diaphragmatic hernia: a systematic review and meta-analysis", Ultrasound Obstet Gynecol. 35(5), 609-14.
6. Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2020), Khảo sát tiên lượng tử vong trên siêu âm trước sinh, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, chuyên ngành ngoại nhi, Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cam Ngọc Phượng (2014), "Đặc điểm cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh", Taài liệu khoa học hội nghị Ngoại Nhi toàn quốc lần thứ IV. 16, 261-270.
8. T. Victoria (2018), "Right Congenital Diaphragmatic Hernias: Is There a Correlation between Prenatal Lung Volume and Postnatal Survival, as in Isolated Left Diaphragmatic Hernias?", Fetal Diagn Ther. 43(1), 12-18.