NGHIÊN CỨU GEN KIR2DL5 VÀ KIR2DS4 Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT

Thanh Thúy Nguyễn 1,, Ngọc Anh Lê 1
1 Trường Đại học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiền sản giật (TSG) được cho là thiếu máu cục bộ rau thai ảnh hưởng đến cấp máu cho thai và sẽ làm thai kém nuôi dưỡng dẫn đến đẻ non hay nhẹ cân khi sinh... ảnh hưởng đến một số chức năng khác của mẹ vai trò của 2 gen KIR2DS4 và KIR2DL5 trong cơ chế bệnh sinh tiền sản giật đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các gen này bằng kỹ thuật PCR trên 100 thai phụ TSG và 100 thai phụ bình thường. Mục tiêu: Xác định tần suất gen KIR2DL5, KIR2DS4 ở thai phụ tiền sản giật và thai phụ bình thường. Tìm hiểu mối liên quan của chúng đối với TSG, cân nặng thai nhi và xét nghiệm huyết học. Kết quả cho thấy tần suất gen KIR2DL5, kiểu gen KIR2DL5+KIR2DS4+ ở thai phụ TSG (22% và 19%) thấp hơn so với thai phụ bình thường (35% và 34%) với p<0,05. Sự xuất hiện gen KIR2DL5 và kiểu gen KIR2DL5+KIR2DS4+ có xu hướng bảo vệ thai phụ khỏi TSG với p<0,05. Ở thai phụ TSG có mặt gen KIR2DS4 làm tăng nguy cơ xuất hiện nhẹ cân ở trẻ sơ sinh (p<0,05). Số lượng hồng cầu trung bình ở các thai phụ TSG có kiểu gen KIR2DL5+ KIR2DS4+ cao hơn kiểu gen KIR2DL5-KIR2DS4+ với p<0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nakimuli A., Chazara O., Hiby S. E. et al. (2015) A KIR B centromeric region present in Africans but not Europeans protects pregnant women from pre-eclampsia. Proc Natl Acad Sci USA. 112: 845-850.
2. Hong Yu, Pan N, Shen Y (2014). Interaction of parental KIR and fetal HLA-C genotypes with the risk of preeclampsia. Hypertension in Pregnancy, 33(4), 402-411.
3. Akbari S, Ahmadi S.A.Y, Shahsavar F (2018). Correlation of maternal KIR and parental HLA-C genes diversity with risk of preeclampsia in Lorestan Province of Iran. International Journal of Women's Health and Reproduction Sciences, 6, 452-45.
4. Hiby SE, Walker J.J, O’shaughnessy K.M et al (2004). Combinations of maternal KIR and fetal HLA-C genes influence the risk of preeclampsia and reproductive success. Journal of Experimental Medicine, 200 (8), 957-965.
5. Nguyễn Thị Phượng (2015). Nghiên cứu một số đặc điểm huyết học ở thai phụ tiến sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường Đại Học Y Hà Nội.
6. Lê Thị Mai (2004). Nghiên cứu tình hình sản phụbịnhiễm độc thai nghén đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2003. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Lê Thiện Thái (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh lý tiền sản giật lên thai phụ và thai nhi và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.