ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA PHỔ BỆNH VIÊM TỦY THỊ THẦN KINH

Văn Tuận Nguyễn 1,2,, Văn Sỹ Nguyễn 3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của phổ bệnh viêm tủy thị thần kinh (NMOSD). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 42 bệnh nhân được điều trị tại trung tâm Thần kinh bệnh viện Bạch Mai và được chẩn đoán xác định NMOSD. Kết quả: Bệnh chủ yếu gặp nữ giới (80,1%), tỉ lệ nữ/ nam ≈ 4:1. Tuổi khởi phát trung bình: 36,3 ± 12,1. Bệnh kèm thêm các bệnh tự miễn khác 15,2%. Có 90,5% bệnh nhân tái phát bệnh. Triệu chứng thường gặp: giảm thị lực 2 bên 45,2 %, liệt vận động và rối loạn cảm giác gặp 90,5%, rối loạn tiểu tiện 66,7%, ngoài ra triệu chứng gặp tỷ lệ thấp hơn như cơn co cứng tăng trương lực cơ 19%, tổn thương tiểu não 14,2%, liệt dây thần kinh sọ não 19%, nôn, nấc 23.8%. Bệnh nhân được chẩn đoán NMOSD dựa trên xét nghiệm kháng thể kháng aquaporin 4 với có tổn thương viêm tủy cấp và viêm thị thần kinh 83,3%, tổn thương khu vực gây nôn 11,9%, hội chứng thân não/tiểu não 14,3%, viêm thị thần kinh đơn thuần 4,8%, hội chứng khu vực gian não 4,8%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng tương ứng với những tổn thương tủy sống cấp tính, viêm thị thần kinh, ngoài ra còn gặp tổn thương ở thân não, gian não và não bán cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Thủy, Vũ Hồng Vân, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Văn Hướng. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cộng hưởng từ và tính an toàn của Rituximab liều thấp trên các trường hợp mắc phổ bệnh lý viêm tuỷ thị thần kinh. Nghiên Cứu Y Học (Đại Học Y Hà Nội). 2020;134(10):248-256.
2. Bukhari W, Clarke L, O’Gorman C, et al. The clinical profile of NMOSD in Australia and New Zealand. Journal of Neurology. 2020/01/31 2020;doi:10.1007/s00415-020-09716-4
3. Cree BA, Hauser SL. Neuromyelitis Optica. In: Harrison's Principles of Internal Medicine. 20th Ed.: Mc Graw Hll Education; 2018, chapter 437.
4. Houzen H, Kondo K, Niino M, et al. Prevalence and clinical features of neuromyelitis optica spectrum disorders in northern Japan. Neurology. 2017;89(19):1995-2001. doi:10.1212/wnl.0000000000004611
5. Kurtzke JF. Rating neurologic impairment in multiple sclerosis: an expanded disability status scale (EDSS). Neurology 1983;33:1444–1452.
6. Lotan I, Bacon T, Kister I, Levy M. Paroxysmal symptoms in neuromyelitis optica spectrum disorder: Results from an online patient survey. Mult Scler Relat Disord. Nov 2020;46:102578. doi:10.1016/j.msard.2020.102578
7. Mealy MA, Wingerchuk DM, Greenberg BM, Levy M. Epidemiology of neuromyelitis optica in the United States: a multicenter analysis. Archives of neurology. Sep 2012;69(9):1176-80. doi:10.1001/archneurol.2012.314
8. Wingerchuk DM, Banwell B, Bennett JL, et al. International consensus diagnostic criteria for neuromyelitis optica spectrum disorders. Neurology. 2015;85(2):177-189. doi:10.1212/ WNL.0000000000001729