NHU CẦU THÔNG TIN VÀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2020-2021

Ngọc Ánh Nguyễn 1,, Thanh Bình C Nguyễn 2, Thanh Bình D Nguyễn 1, Thị Thanh Bình E Nguyễn 1, Thị Ánh Nguyệt Nguyễn 1, Thị Kim Nhung Đặng 1, Trung Anh Nguyễn 1, Thị Phương Oanh Lê 3, Mỹ Vân Tạ 3
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Đại học California, Davis Hoa Kỳ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nhu cầu thông tin và chăm sóc căng thẳng tâm lý của người chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại cộng đồng và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 90 cặp người bệnh và người chăm sóc chính của họ sinh sống tại huyện Thạch Thất, Hà Nội năm 2020 – 2021. Nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc được lượng giá bằng thang điểm Camberwell Assessment of Need for the Elderly (CANE). Kết quả: 55,6% trường hợp người chăm sóc chưa được đáp ứng nhu cầu về thông tin và căng thẳng tâm lý, trong đó trung bình 53,1% không nhận được trợ giúp từ nguồn không chính thức và 93,7% không nhận được trợ giúp từ nguồn chính thức. Nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý của người chăm sóc tăng lên khi giai đoạn sa sút trí tuệ của người bệnh theo CDR tăng lên (p<0,05). Nhu cầu căng thẳng tâm lý có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến thu nhập bình quân của gia đình (p<0,05). Kết luận: Đa số người chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ chưa được đáp ứng nhu cầu thông tin và căng thẳng tâm lý kể cả từ nguồn trợ giúp không chính thức và chính thức, và có liên quan chặt chẽ đến giai đoạn bệnh và thu nhập của gia đình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Việt (2009). Nghiên cứu đặc điểm sa sút trí tuệ tại cộng đồng. ạp chí Y học thực hành, 679(10), 16–18.
2. Tổng cục Thống kê (2016). Dự báo dân số Việt Nam 2014-2049. Nhà xuất bản Thông tấn Hà Nội.
3. Alzheimer’s Association, Thies W., và Bleiler L. (2013). Alzheimer’s disease facts and figures. Alzheimer’s & Dementia, 9(2), 208–245.
4. Crellin N.E., Orrell M., McDermott O. và cộng sự. (2014). Self-efficacy and health-related quality of life in family carers of people with dementia: a systematic review. Aging & Mental Health, 18(8), 954–969.
5. Black B.S., Johnston D., Leoutsakos J. và cộng sự. (2019). Unmet needs in community-living persons with dementia are common, often non-medical and related to patient and caregiver characteristics. Int Psychogeriatr, 31(11), 1643–1654.
6. Jennings L.A., Reuben D.B., Evertson L.C. và cộng sự. (2015). Unmet Needs of Caregivers of Individuals Referred to a Dementia Care Program. J Am Geriatr Soc, 63(2), 282–289.
7. World Health Organization (2015). Supprting informal caregiver of people living with dementia. (http://www.who.int/mental_health/neurology/dementia/en/)
8. Alzheimer’s Disease International (2018). Global estimates of informal care