KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ KHỚP GỐI TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VÀ CỘT SỐNG

Hoàng Giang Đặng 1,2,, Gia Du Hoàng 2, Xuân Thành Đào 1,2, Đức Tuyền Nguyễn 2
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm mủ khớp gối là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong làm tổn thương hệ thống màng hoạt dịch - sụn khớp, có thể dẫn đến tổn thương không hồi phục làm mất chức năng vận động khớp. Điều trị viêm mủ khớp gối phụ thuộc vào mức độ lâm sàng, giai đoạn bệnh mà có thể áp dụng điều trị nội khoa (chọc hút dịch và điều trị kháng sinh) hoặc ngoại khoa (nội soi làm sạch khớp-cắt lọc tổ chức hoạt dịch viêm). Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mủ khớp gối, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu và hồi cứu 38 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm mủ khớp gối trong thời gian từ tháng 05/ 2019 đến tháng 04/ 2021 tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian theo dõi ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 23 tháng. Kết quả nghiên cứu: Sau phẫu thuật 6 tháng điểm VAS tại khớp gối giảm từ 8.3 ± 0.78 trước phẫu thuật xuống 0.47 ± 0.21 (p<0.001), không có bệnh nhân nào còn triệu chứng nóng đỏ tại khớp, 4 bệnh nhân (10.53%) còn tràn dịch khớp. Điểm trung bình thang điểm Lysholm trước phẫu thuật 38.89 ± 4.27 lên 91.45 ± 3.8 sau 6 tháng (p<0.001). Cận lâm sàng: Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất ( MRSA chiếm 55.26%). Các chỉ số BC, CRP và ESR trở về bình thường sau điều trị. Biến chứng: tràn máu khớp gối gặp 2 bệnh nhân (5.26%), viêm mủ khớp gối tái phát 1 bệnh nhân (2.63%), 1 bệnh nhân (2.63%) có ổ di bệnh tại khớp vai. Kết luận: phẫu thuật nội soi làm sạch điều trị viêm mủ khớp gối mang lại kết quả tốt với việc giải quyết triệt để tình trạng nhiễm trùng khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Masson E. Arthrite septique à pyogène de l’adulte. EM-Consulte, , accessed: 11/06/2022.
2. Goldenberg D.L. (1991). Septic arthritis and other infections of rheumatologic significance. Rheum Dis Clin North Am, 17(1), 149–156.
3. Peres Arruda L., Marchitto R., Pereira G. và cộng sự. (2015). Arthrotomy versus arthroscopy in the treatment of septic arthritis of the knee in adults: a randomized clinical trial. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 24.
4. Shukla A., Beniwal S.K., và Sinha S. (2014). Outcome of arthroscopic drainage and debridement with continuous suction irrigation technique in acute septic arthritis. J Clin Orthop Trauma, 5(1), 1–5.
5. Ascione T., Balato G., Mariconda M. và cộng sự. (2019). Post-arthroscopic septic arthritis of the knee. Analysis of the outcome after treatment in a case series and systematic literature review. Eur Rev Med Pharmacol Sci, 23(2 Suppl), 76–85.
6. Murillo O., Grau I., Lora-Tamayo J. và cộng sự. (2015). The changing epidemiology of bacteraemic osteoarticular infections in the early 21st century. Clin Microbiol Infect Off Publ Eur Soc Clin Microbiol Infect Dis, 21(3), 254.e1–8.
7. Arnold S.R., Elias D., Buckingham S.C. và cộng sự. (2006). Changing patterns of acute hematogenous osteomyelitis and septic arthritis: emergence of community-associated methicillin-resistant Staphylococcus aureus. J Pediatr Orthop, 26(6), 703–708.
8. Böhler C., Dragana M., Puchner S. và cộng sự. (2016). Treatment of septic arthritis of the knee: a comparison between arthroscopy and arthrotomy. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc Off J ESSKA, 24(10), 3147–3154.
9. Thiery J.A. (1989). Arthroscopic drainage in septic arthritides of the knee: a multicenter study. Arthrosc J Arthrosc Relat Surg Off Publ Arthrosc Assoc N Am Int Arthrosc Assoc, 5(1), 65–69.