ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI THAI PHỤ ĐẾN SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI

Đăng Tiến Đồng 1,, Lệ Thủy Trần 2
1 Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
2 Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sản phụ có nguy cơ về dinh dưỡng và các yếu tố liên quan dựa trên thang đo dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh trên thai phụ đến sinh tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát dinh dưỡng 398 trường hợp sản phụ đến sinh tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi trong thời gian từ tháng 11/2021 – tháng 05/2022. Khảo sát dinh dưỡng dựa trên các tiêu chí của thang đo dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ sản phụ có nguy cơ về dinh dưỡng bằng thang đo dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh 18,3% (KTC95%: 14,6 – 22,1). Yếu tố liên quan đến dinh dưỡng bất thường trong đó các sản phụ khám thai không đầy đủ tăng nguy cơ bất thường dinh dưỡng gấp 6,1 lần (KTC95%: 3,3 – 11,1; p=0,000). Sản phụ không được tư vấn dinh dưỡng tăng nguy cơ bất thường dinh dưỡng gấp 5,4 lần (KTC95%: 2,9 – 9,9; p=0,000). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Khám thai đầy đủ và tư vấn dinh dưỡng đầy đủ làm giảm nguy cơ bất thường về dinh dưỡng trong thai kỳ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Paola Castrogiovanni and Rosa Imbesi (2017), "The Role of Malnutrition during Pregnancy and Its Effects on Brain and Skeletal Muscle Postnatal Development", Journal of Functional Morphology and Kinesiology.
2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú - Ban hành kèm theo Quyết định số 776/QĐ-BYT ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em Hà Nội.
3. Lanzone A Triunfo S (2015), "Impact of maternal under nutrition on obstetric outcomes", J Endocrinol Invest. 38(1), pp 31 - 8.
4. H. Dang Yan, S. Zhang, Y. S. Luo (2020), "Dietary patterns of Chinese women of childbearing age during pregnancy and their relationship to the neonatal birth weight", Nutr J. 19(1), 89.
5. Pellowski JA Zar HJ, Cohen S, (2019), "Maternal health and birth outcomes in a South African birth cohort study", PLoS One. 14(11).
6. Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi (2017), Quyết định số: 897/BVĐK - thực hiện phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và ghi mã số chế độ ăn vào HSBA ngày 26/10/2017, BVĐK Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Mẫu 02 - TTDD Phiếu dánh giá tình trạng dinh dưỡng do Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng dưới sự hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Tô Mai Xuân Hồng, Đỗ Đình Trung (2021), "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang đo của trung tâm dinh dưỡng Tp.HCM đối với thai phụ đến sinh tại bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam Bình Thuận", Tạp chí Y học Việt Nam. 502(2), tr. 25 - 29.