GIÁ TRỊ MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI TRÊN MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC DXH 900 TRONG PHÁT HIỆN NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2022

Thị Hồng Liễu Phạm 1,, Tiến Dũng Đỗ2, Thị Thu Hà Nguyễn 3
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
3 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng, gặp ở mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. MDW là một chỉ số mới trên hệ thống phân tích tế bào máu tự động DxH 900 của hãng Backman Coulter, đã được nghiên cứu là một dấu ấn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở giai đoạn sớm. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định sự thay đổi một số chỉ số máu ngoại vi trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. 2. Phân tích ý nghĩa chỉ số MDW ở người bệnh nhiễm khuẩn huyết tại khoa Hồi sức cấp cứu và Hồi sức tích cực Bệnh viện K năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Hồi sức cấp cứu và Hồi sức tích cực Bệnh viên K- Tân Triều từ tháng 1 năm 2022 đến  tháng 8 năm 2022.  Tổng số bệnh nhân 264 chia thành 3 nhóm: 67 người bệnh  nhiễm khuẩn  huyết, 83 người bệnh nhiễm khuẩn tại chỗ, 114 người bệnh không nhiễm khuẩn. Toàn bộ người bệnh được lấy máu làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi trong 24h đầu sau nhập viện. Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về chỉ máu ngoại vi HST, BCTT, BCMN, MDW giữa các nhóm nghiên cứu, p<0.05. Chỉ số MDW ở nhóm nhiễm khuẩn huyết, nhóm nhiễm khuẩn và nhóm không nhiễm khuẩn lần lượt là 28.2 (24.2-33.9), 24.0 (22.1-28.7) và 19.5(18.0-20.6), p<0.05. Phân tích đường cong ROC chỉ số MDW đạt giá trị tốt nhất ở ngưỡng cut off 22.0 với Se=0.96, Sp=0.93, AUC= 0.98 độ tin cậy p<0.05, KTC 95%: 0.96-0.99. Kết luận: chỉ số MDW=22,0 có giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết với Se=0.96, Sp=0.93, AUC= 0.98 độ tin cậy p<0.05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quốc Anh and Ngô Quý Châu (2012). Nhiễm khuẩn huyết , hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Levy M, et al (2003). International Sepsis Definitions Conference, SCCM/ESICM/ACCP/ ATS/ SIS International Sepsis Definitions Conference ….
3. Garme JS, et al (1996). CDC definitions for nosocomial infections. In: Olmsted RN, ed.: APIC Infection Control and Applied Epidemiology: Principles and Practice. St. Louis: Mosby. p. 1-20.
4. Organization W.H (2011). Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. World Health Organization.
5. Khương Thị Thanh Tâm (2017). Nghiên cứu một số đặc điểm tế bào máu ngoại vi của bệnh nhân nhiểm khuẩn huyết tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2013-2017. Đại học Y Hà Nội.
6. Kaser A, et al (2001). Interleukin-6 stimulates thrombopoiesis through thrombopoietin: role in inflammatory thrombocytosis. 98(9): p. 2720-2725.
7. Oh D.-K, C.J. Park, and S.-B. Hong (2020). Monocyte Distribution Widths for Early Sepsis Detection in Emergency Department and Comparison with C-reactive Protein and Procalcitonin.
8. Polilli E, et al (2020). Comparison of Monocyte Distribution Width (MDW) and Procalcitonin for early recognition of sepsis. 15(1): p. e0227300.
9. Kim M, et al (2004). Cl–channels are expressed in human normal monocytes: a functional role in migration, adhesion and volume change. 2004. 138(3): p. 453-459.