ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BAN ĐẦU KIỂM SOÁT CẬN THỊ TRÊN TRẺ EM BẰNG ATROPIN 0.01%

Thị Thu Hiền Nguyễn 1,, Phương Anh Trần 1
1 Bệnh viện Mắt Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ban đầu kiểm soát cận thị của Atropin 0.01% trên trẻ cận thị tăng số nhanh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hiệu quả kiểm soát cận thị bằng thuốc Atropin 0.01%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng, nghiên cứu được thực hiện trên 54 mắt có tốc độ tiến triển cận thị trên 1.00D/ năm tại khoa khúc xạ bệnh viện Trung ương. Kết quả: Tất cả các trường hợp sau khi tra Atropin 0.01% đều không có biểu hiện lóa mắt, đỏ mắt và khó nhìn gần. Tốc độ tiến triển cận thị: sau 6 tháng dùng thuốc tốc độ tăng công suất cận trung bình là 0.62 ± 0.69 D/năm (p<0.001), sau 12 tháng dùng thuốc tốc độ tăng công suất cận trung bình là 0.47 ± 0.43 D/năm (p<0.001). Trục nhãn cầu: sau 6 tháng dài thêm 0.18 ± 0.11 mm (p<0.001), so với thời điểm 6 tháng, sau 12 tháng dài thêm 0.15 ± 0.82 mm (p>0.05). Biên độ điều tiết giảm sau 2 tuần sử dụng thuốc, hồi phục sau 6 tháng và 12 tháng dùng thuốc. Kích thước đồng tử giãn nhẹ sau 2 tuần sử dụng thuốc, hồi phục sau 6 tháng và 12 tháng dùng thuốc. Kết luận: Sử dụng Atropin 0.01% làm giảm tốc độ tiến triển cận thị và không gây ảnh hưởng đến việc nhìn gần của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chia A, Chua WH, Cheung YB, Wong WL, Lingham A, Fong A, et al. Atropine for the treatment of childhood myopia: safety and efficacy of 0.5%, 0.1%, and 0.01% doses (Atropine for the Treatment of Myopia 2). Ophthalmology. 2012 Feb;119(2):347-54. PubMed PMID: 21963266.
2. Chia A, Chua WH, Wen L, Fong A, Goon YY, Tan D. Atropine for the treatment of childhood myopia: changes after stopping Atropine 0.01%, 0.1% and 0.5%. American journal of ophthalmology. 2014 Feb;157(2):451-7 e1. PubMed PMID: 24315293.
3. Chua WH, Balakrishnan V, Chan YH, Tong L, Ling Y, Quah BL, et al. Atropine for the treatment of childhood myopia. Ophthalmology. 2006 Dec;113(12):2285-91. PubMed PMID: 16996612.
4. Hoàng Quang Bình. Thực trạng tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở Cần Thơ năm học 2013-2014. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016;442(1):187-90
5. Polling JR, Kok RG, Tideman JW, Meskat B, Klaver CC. Effectiveness study of Atropine for progressive myopia in Europeans. Eye. 2016 Jul;30(7):998-1004. PubMed PMID: 27101751. Pubmed Central PMCID: 4941076.
6. Shih YF, Chen CH, Chou AC, Ho TC, Lin LL, Hung PT. Effects of different concentrations of Atropine on controlling myopia in myopic children. Journal of ocular pharmacology and therapeutics: the official journal of the Association for Ocular Pharmacology and Therapeutics. 1999 Feb;15(1):85-90. PubMed PMID: 10048351
7. Tran HDM, Tran YH, Tran TD, Jong M, Coroneo M, Sankaridurg P. A Review of Myopia Control with Atropine. Journal of ocular pharmacology and therapeutics: the official journal of the Association for Ocular Pharmacology and Therapeutics. 2018 Jun;34(5):374-9. PubMed PMID: 29715053.
8. Yam JC, Jiang Y, Tang SM, Law AKP, Chan JJ, Wong E, et al. Low-Concentration Atropine for Myopia Progression (LAMP) Study: A Randomized, Double-Blinded, Placebo-Controlled Trial of 0.05%, 0.025%, and 0.01% Atropine Eye Drops in Myopia Control. Ophthalmology. 2019 Jan;126(1):113-24. PubMed PMID: 30514630.