CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Thị Kim Liên Nguyễn 1, Thị Hà Đỗ 2,, Louise Jarrett Sara 3
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Đại học Regis, Hoa Kỳ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong môi trường bệnh viện, Điều dưỡng (ĐD) đóng vai trò then chốt trong công tác chăm sóc, quản lí bệnh nhân (BN). Tuy nhiên chất lượng cuộc sống công việc (CLCSCV) của điều dưỡng còn thấp chưa được quan tâm đúng mức. Mục tiêu: Khảo sát CLCSCV của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viên Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 306 điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng bệnh viện Chợ Rẫy, năm 2022. Sử dụng bộ câu hỏi Brooks để khảo sát CLCSCV của ĐD. Thống kê mô tả được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả: Điểm trung bình CLCSCV của ĐD lâm sàng BV Chợ Rẫy là 161.42±12.06, đạt mức trung bình, điểm lĩnh vực cuộc sống gia đình và công việc là 27,62±2,90; lĩnh vực đặc thù công việc là 36,8±4,23; môi trường làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp là 78,21±7,09; quan niệm xã hội về nghề nghiêp là 18,8±1,92. Kết luận: CLCSCV của ĐD lâm sàng BV Chợ Rẫy ở mức trung bình. Các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống công việc của điều dưỡng là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của điều dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Hồng Vân, Trần Kim Quyên, Lỗ Thị Ngọc Nữ (2020), CLCSCV và các yếu tố ảnh hưởng của ĐDV lâm sàng tại bệnh viên Quân Y 175 – năm 2020, Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, tập 15(số đặc biệt), tr.30-37.
2. Al-MaskariJonas U., DupoNasser K., Mohammed A.,, et al. (2020), “Quality of Work Life Among Nurses: A case study from Ad Dakhiliyah Governorate, Oman”, Sultan Qaboos University medical journal, 20(4), pp 304-311.
3. Ardiana A., Purwandari R., Wahyuni M. R. N. (2020), “The Relationship between the Quality of Nursing Work Life and the Quality of Care for Patients in Inpatients Ward at Regional Hospitals in Jember Regency”, Jurnal Keperawatan, 11(2), pp 97-103.
4. Brooks B. A., Anderson M. A. (2004), ‘Defining quality of nursing work life”, Nursing Economics, 23(6), pp 319-326.
5. Leitão J., Pereira D., Gonçalves Â. (2021), “Quality of work life and contribution to productivity: Assessing the moderator effects of burnout syndrome”, International Journal of Environmental Research and Public Health, 18(5), pp 2425.
6. Soonthornvinit W., Chaiear N. (2019), “Quality of working life (QoWL) among doctors in the university hospitals in the Northeastern Thailand”, J. Med. Assoc. Thai, 102(Suppl 1), pp 39-46.
7. Suleiman K, Hijazi Z, Al Kalaldeh M, et al. Quality of nursing work life and related factors among emergency nurses in Jordan. Journal of occupational health. 2019;61(5):398-406.doi: 10.1002/1348-9585.12068