CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH VIỆN 30-4
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn cơ xương là tình trạng khá phổ biến trên thế giới và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và đại diện cho gánh nặng kinh tế và xã hội. Nghiên cứu các phương pháp điều trị cho những người có rối loạn cơ xương để giúp cho những người này nâng cao chất lượng cuộc sống là vấn đề đáng quan tâm. Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở của những người có rối loạn cơ xương trước và sau khi điều trị vật lý trị liệu tại khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện 30-4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 190 người bệnh rối loạn cơ xương được đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm 36-Item Short Form Health Survey (SF-36) trước và sau khi điều trị Vật lý trị liệu, tại khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Bệnh viện 30-4. Kết quả: Điểm số trung bình về chất lượng cuộc sống trước khi tập vật lí trị liệu là 50,42 ± 11,39 điểm, sau khi tập là 51,76 ± 10,60 điểm, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Khi đánh giá chi tiết các thành phần của chất lượng cuộc sống, nghiên cứu ghi nhận sau khi tập vật lí trị liệu, kết quả có ý nghĩa thống kê khi so sánh các lĩnh vực hoạt động thể chất, cảm nhận đau đớn, cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn cảm xúc khi so với trước tập vật lí trị liệu. Kết luận: Việc tập vật lí trị liệu là cần thiết giúp người bệnh rối loạn cơ xương có chất lượng cuộc sống tốt hơn, các chương trình sàng lọc cần được tiến hành để phát hiện, can thiệp sớm giúp người bệnh rối loạn cơ xương duy trì được chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng cuộc sống, rối loạn cơ xương, bệnh viện 30-4
Tài liệu tham khảo
2. Beaudart C, Biver E, Bruyère O, et al. (2018), "Quality of life assessment in musculo-skeletal health", Aging Clin Exp Res, 30(5), pp.413-418
3. Masiero S, Pignataro A, Piran G, et al. (2020), "Short-wave diathermy in the clinical management of musculoskeletal disorders: a pilot observational study", Int J Biometeorol, 64(6), pp.981-988
4. Jan de Kok, Paul Vroonhof, Jacqueline Snijders, et al. (2019), Work-related MSDs: prevalence, costs and demographics in the EU, Lorenzo Munar, Maurizio Curtarelli (EU-OSHA), © European Agency for Safety and Health at Work, pp.5
5. Lê Thị Huệ, Ngô Thế Hoàng, và Nguyễn Đức Công (2013), Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện thống nhất năm 2012-2013, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, số 13(3), tr. 263-269
6. JFarr Ii J, Miller LE, và Block JE (2013), Quality of life in patients with knee osteoarthritis: a commentary on nonsurgical and surgical treatments, Open Orthop J, 7, pp. 619-23.
7. Kawano MM, Araujo IL, Castro MC, và Matos MA (2015), Assessment of quality of life in patients with knee osteoarthritis, Acta Ortop Bras, 23(6), pp. 307-10