TỶ LỆ ECC VÀ S-ECC Ở TRẺ MẪU GIÁO TỪ 3 TUỔI TẠI NHỮNG VÙNG CHƯA CÓ CHƯƠNG TRÌNH FLUOR HÓA NƯỚC MÁY: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH VÀ HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM

Quách Hữu Thịnh1, Nguyễn Thị Thảo Vân1, Hoàng Trọng Hùng2,
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) vẫn luôn là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sâu răng và mất răng sữa sớm có thể dẫn đến trẻ ăn nhai kém, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn bị xô lệch, ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mỹ và thể chất về sau. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ ECC và S-ECC ở trẻ mẫu giáo 3 tuổi tại những vùng chưa có chương trình Fluor hóa nước máy ở TPHCM theo chỉ số ICDAS II. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 444 trẻ mẫu giáo 3 tuổi học tại các trường mầm non ở hai huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thu thập thông tin về việc chăm sóc răng miệng của trẻ tại nhà thông qua việc phỏng vấn cha mẹ bằng bảng câu hỏi. Sử dụng gương và thám trâm kết hợp với ánh sáng đèn led đeo đầu để xác định sang thương sâu răng theo tiêu chí của hệ thống ICDAS II và tình trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S. Kết quả: Trong số 444 trẻ 3 tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ có ECC ở mức rất cao, 80,6% trẻ có ECC tính từ mức s1 và 46,8% trẻ có ECC từ mức s3. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s3mt–mr ≥4 của trẻ là 27,0% trên cà 2 khu vực khảo sát. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s1mt–mr (r53-r63) ≥1 là 71,2%. Huyện Bình Chánh có tỷ lệ cao hơn huyện Củ Chi. Chỉ số trung bình s1mt–r và s3mt –r là 6,6±4,8 và 4,5±4,8. Chỉ số trung bình s1mt–mr là 12,27±14,41, s3mt –mr là 9,18±12,64. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ vẫn còn rất cao, do đó cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cơ sở giáo dục và tại cộng đồng, đẩy mạnh công tác chương trình nha học đường, tập trung nguồn lực vào đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Östberg AL, Skeie MS, Skaare AB, Espelid I. Caries increment in young children in Skaraborg, Sweden: associations with parental sociodemography, health habits, and attitudes. Int J Paediatr Dent. Jan 2017;27(1):47-55. doi:10.1111/ipd.12225
2. Baggio S, Abarca M, Bodenmann P, Gehri M, Madrid C. Early childhood caries in Switzerland: a marker of social inequalities. BMC Oral Health. Jul 22 2015;15:82. doi:10.1186/s12903-015-0066-y
3. Folayan MO, Kolawole KA, Oziegbe EO, et al. Prevalence, and early childhood caries risk indicators in preschool children in suburban Nigeria. BMC Oral Health. 2015;15:72-72. doi:10.1186/s12903-015-0058-y
4. Ghazal T, Levy SM, Childers NK, et al. Prevalence and incidence of early childhood caries among African-American children in Alabama. Journal of public health dentistry. Winter 2015;75(1):42-8. doi:10.1111/jphd.12069
5. Do Minh Huong, Le Thi Thu Hang, Vo Truong Nhu Ngoc, et al. Prevalence of early childhood caries and its related risk factors in preschoolers: Result from a cross sectional study in Vietnam Pediatric Dental Journal. 2017;
6. Trương Mạnh Dũng, Ngô văn Toàn. Nha khoa cộng đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2013.
7. Kraljevic I, Filippi C, Filippi A. Risk indicators of early childhood caries (ECC) in children with high treatment needs. Swiss Dent J. 2017;127(5):pg.398-410.
8. Lưu Văn Tường. Nghiên cứu bệnh sâu răng và đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng sớm bằng véc-ni fluor của trẻ 3 tuổi ở thành phố Hà Nội. Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.