KHẢO SÁT TỶ LỆ VI NẤM TRÊN BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thở máy là một trong những phương pháp hồi sức không thể thiếu tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC). Viêm phổi thở máy là nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp, bên cạnh tác nhân vi khuẩn thì tác nhân vi nấm đang được quan tâm. Trong các tác nhân vi nấm thì Candida spp và Aspergilus spp chiếm tỷ lệ cao nhất, nhiễm nấm ở bệnh nhân lớn tuổi (hệ miễn dịch suy giảm) thở máy cần được quan tâm nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong thấp nhất cho bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm vi nấm trên bệnh nhân thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nguyễn Trãi và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân thở máy tại Khoa HSTC Bệnh viện Nguyên Trãi từ tháng 3/2022 đến tháng 9/2022. Kết quả: 102 bệnh nhân đang thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Nguyễn Trãi tham gia vào nghiên cứu gồm 53 nam và 49 nữ. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm nấm với số ngày thở máy (p <0.05). Tỷ lệ vi nấm soi tươi trong mẫu đàm của bệnh nhân là 28.4%, trong đó vi nấm Candida spp chiếm 82.8%, nấm Aspergilus spp chiếm 17.2%. Loài Candida phân lập được đa số là Candida albicans chiếm 44.8%, còn lại là candida non-albicans bao gồm: Candida glarata (20.7), Candida tropicalis (13.8)… Yếu tố liên quan được ghi nhận nhiễm nấm trên bệnh nhân thở máy là giới tính (OR=2.69), bệnh nhân đái tháo đường (OR=1.04), triệu chứng sốt (OR=2.51). Kết luận: Tỷ lệ vi nấm trên bệnh nhân thở máy là 28.4%. Loài vi nấm gây bệnh hay gặp là Candida spp (82,8%), trong đó Candida albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 44,8% , Aspergilus spp (17.2%). Có mối liên quan giữa viêm nhiễm vi nấm trên bệnh nhân thở máy với số ngày thở máy, tỷ lệ cao ở nam giới, người bệnh đái tháo đường và có triệu chứng sốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Candida spp, Aspergilus spp, thở máy, hồi sức tích cực
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Ngọc Trung, Lê Hồ Tiến Phương, Tôn Hoàng Dũng (2013), “Khảo sát nguyên nhân gây viêm phổi liên quan thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học bệnh viện An Giang, (10) tr.79-86.
3. Nguyễn Kim Thư, Lê Thị Vân Anh (2022), “Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi do nấm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương”, Tạp chí Y Học Việt Nam, số 515 (tháng 6 năm 2022), tr 157-161
4. Khorvash F, Abbasi S, Yaran M., et al (2014), "Molecular detection of Candida spp. and Aspergillus fumigatus in bronchoalveolar lavage fluid of patients with ventilator-associated pneumonia", J Res Med Sci, 19 (Suppl 1), S46-50.
5. Ogawa H, Fujimura M, Takeuchi Y, Makimura K (2009), "The importance of basidiomycetous fungi cultured from the sputum of chronic idiopathic cough:: A study to determine the existence of recognizable clinical patterns to distinguish CIC from non-CIC", Respiratory medicine, 103 (10), 1492-1497.
6. Spencer W Redding, Marta C Dahiya, William R Kirkpatrick, Brent J Coco, Thomas F Patterson, Annette W Fothergill, Micheal G Rinaldi, Charles R Thomas Jr (2004), “Candida glabrata is an emerging cause of orophanyngeal candidiasis in patients receiving radiation for head and neck cacer”, Oral Surgery Oral Medicine Oral Pathology Oral Radiology 97(1), 47-52