THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP NĂM 2017

Đặng Văn Xuyên1,, Nguyễn Thanh Hà2, Vũ Phong Túc3, Nguyễn Văn Thường1
1 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
2 Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng phát sinh chất thải y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập tại Việt Nam năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng trên 200 khoa/phòng ở 40 bệnh viện đa khoa công lập. Kết quả: Lượng chất thải phát sinh trung vị 1,2707 kg/ngày/giường, trung bình 2,4793±4,1131 kg/giường/ngày. Trong đó chất thải rắn nguy hại không lây có lượng thấp nhất với trung vị 0,0007 kg/ngày/giường, trung bình 0,0068±0,0139 kg/giường/ngày, chất thải lây nhiễm trung vị 0,1677 kg/ngày/giường, trung bình 0,2405±0,2749 kg/ngày/giường. So sánh lượng chất thải phát sinh theo tuyến cho thấy tuyến trung ương trung vị 3,0752 kg/ngày/giường, trung bình 1,4267-5,0437 kg, ngày giường; tuyến tỉnh trung vị 2,3679 kg/ngày/giường, trung bình 5,0009±7,0620, tuyến huyện trung vị 0,9669 kg/ngày/giường, trung bình 1,1135±1,0751 kg/ngày/giường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với kiểm định ANOVA (p<0,05).  Chất thải y tế phần lớn là chất thải thông thường 90%, chất thải nguy hại chiếm 10%; lượng chất thải phát sinh tuyến tỉnh cao nhất và tuyến huyện thấp nhất. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021). Quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT.
2. Nguyễn Huy Nga and Nguyễn Thanh Hà (2015), Quản lý chất thải y tế cho cán bộ quản lý, Nhà xuất bản Y học, Bộ Y tế.
3. Chartier, Y, Emmanuel, J, Pieper, U, et al. (2014), Safe management of wastes from health-care activities, World Health Organization.
4. Đàm Thương Thương (2021), Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015-2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động, Học viện Quân Y.
5. Phạm Minh Khuê and Khuê P.Đ. (2015). Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện thành phố Hải Phòng năm 2013. Tạp Chí Tế Công Cộng, (35), 17–22.
6. Akter N., Chowdhury A., and Kazi N. (1998), Hospital Waste Disposal in Bangladesh with Special Reference to Dhaka City and its Environmental Evaluation, .
7. Debere M.K., Gelaye K.A., Alamdo A.G., et al. (2013). Assessment of the health care waste generation rates and its management system in hospitals of Addis Ababa, Ethiopia, 2011. BMC Public Health, 13, 28.
8. Sorsa M., Hemminki K., and Vainio H. (1985). Occupational exposure to anticancer drug--potential and real hazards. Mutat Res, 154(2), 135–149.
9. Bazrafshan E. and Mostafapoor F.K. (2011). Survey of medical waste characterization and management in Iran: a case study of Sistan and Baluchestan Province. Waste Manag Res J Int Solid Wastes Public Clean Assoc ISWA, 29(4), 442–450.
10. Eker H.H. and Bilgili M.S. (2011). Statistical analysis of waste generation in healthcare services: a case study. Waste Manag Res J Int Solid Wastes Public Clean Assoc ISWA, 29(8), 791–796.