U ĐỆM DÂY SINH DỤC BUỒNG TRỨNG: GIÁ TRỊ HẠN CHẾ CỦA CHỈ SỐ NGUY CƠ ÁC TÍNH

Lê Thanh Đức1,, Nguyễn Thị Lý Linh2
1 Bệnh viện K
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u đệm dây sinh dục buồng trứng và phân tích hiệu quả chỉ số nguy cơ ác tính (RMI) trong chẩn đoán trước mổ loại u này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả bệnh nhân u đệm dây sinh dụcbuồng trứng đã được phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học tại bệnh viện Ktừ tháng 2016 đến 2020. Kết quả: Nghiên cứu trên 68 bệnh nhân, độ tuổi trung bình là 51,6 ± 16,1 (15- 81 tuổi), nhóm mãn kinh chiếm 61,8%. Triệu chứng gặp nhiều nhất là đau bụng hạ vị (70,6%). Nồng độ CA125 trung bình là 112,8 U/mL (từ 6,9 – trên 1000 U/mL), 42 bệnh nhân có CA125 tăng (64,6%). Đặc điểm u trên siêu âm phần lớn làkhối hỗn hợp đặc và dịch (70,6%). Phân tích điểm RMI, có 32 trường hợp nguy cơ cao (47,1%), 36 nguy cơ thấp (52,9%), trung bình là 542,9 ± 917,2 (từ 0 – 4271). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự báo âm tính của thang điểm RMI trong xác định tổn thương ác tính trước mổlần lượt là48%, 53,7%, 28,3%, và 40%. Kết luận: Uđệm dây sinh dục buồng trứng là nhóm u hiếm gặp, thường gặp ở độ tuổi mãn kinh. Hệ thống điểm RMI có giá trị thấp trong chẩn đoán khối u ác tính trước mổ trong nhóm bệnh này, tuy nhiên cần các nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn để xác định vai trò của RMI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andersen ES, Knudsen A, Rix P, Johansen B. Risk of malignancy index in the preoperative evaluation of patients with adnexal masses. Gynecol Oncol. 2003 Jul;90(1):109-12.
2. Chi, Dennis S;Berchuck, Andrew; Dizon, Don S; Yashar, Catheryn M. Principle and practice of gynecologic oncology. Seventh ed; Wolters Kluwer; 2017; 1438-1486.
3. Cho YJ, Lee HS, Kim JM, Joo KY, Kim ML. Clinical characteristics and surgical management options for ovarian fibroma/fibrothecoma: a study of 97 cases. Gynecol Obstet Invest. 2013;76(3):182–187.
4. Jiang MJ, Le Q, Yang BW, Yuan F, Chen H. Ovarian sex cord stromal tumours: analysis of the clinical and sonographic characteristics of different histopathologic subtypes. J Ovarian Res. 2021 Apr 17;14(1):53.
5. Kurman RJCM, Herrington CS, Young RH. WHO classification of tumours of female reproductive organs. Bosman FTJE, Lakhani SR, Ohgaki H eds. Lyon: International Agency for Research on Cancer, 2014; 44-56.
6. Numanoglu C, Kuru O, Sakinci M, Akbayır O, Ulker V. Ovarian fibroma/fibrothecoma: retrospective cohort study shows limited value of risk of malignancy index score. Aust N Z J Obstet Gynaecol. 2013 Jun;53(3):287-92.
7. Scully RE, Young RH, Clement PB. Tumors of the ovary, maldeveloped gonads, fallopian tube, and broad ligament. Amer Registry of Pathology;