SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH MULTIPLEX PCR TRONG PHÁT HIỆN CANDIDA SPP. TỪ MẪU BỆNH PHẨM

Nguyễn Tú Anh1, Nguyễn Minh Thái1, Lê Thị Thanh Thảo1, Phan Cảnh Trình1, Nguyễn Thị Ngọc Yến2, Nguyễn Hiếu1, Trần Quốc Việt3, Tôn Hoàng Diệu4,
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Nguyễn Tất Thành
3 Bệnh viện Quân y 175
4 Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Các phương pháp truyền thống phát hiện các loài thuộc chi Candida tuy dễ thực hiện nhưng có nhiều nhược điểm: phụ thuộc vào yếu tố khách quan, tốn nhiều thời gian, dẫn đến chỉ định điều trị không nhanh chóng và kịp thời. Một trong những phương pháp đơn giản có thể phát hiện nhanh các loài Candida spp. có độ tin cậy, độ đặc hiệu cao và đặc biệt có thể phát hiện đồng thời nhiều loài gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm đang được nghiên cứu phát triển – Multiplex PCR. Mục tiêu: Nghiên cứu này thực hiện với 2 mục tiêu: Phát hiện 4 loài C. albicans, C. glabrata, C. tropicalis và C. parapsilosis bằng kỹ thuật multiplex PCR và bằng phương pháp truyền thống và so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida từ mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex PCR. Phương pháp: Mẫu Candida spp. được thu nhận tại 3 bệnh viện tại TP. HCM từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021. Vi nấm được định danh 3 bằng phương pháp: (1) thử nghiệm tạo ống mầm, (2) phân lập trên môi trường CHROMagar Candida và (3) kỹ thuật multiplex PCR. Sau đó, so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida giữa kỹ thuật multiplex PCR và phương pháp phát hiện kiểu hình trên CHROMagar Candida, dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ lập lại và độ chính xác. Kết quả: Kết quả phân lập trên môi trườngCHROMagar Candida cho thấy 186 chủng phân lập được với tỷ lệ nhiễm cao nhất là C. albicans 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata hoặc C. parapsilosis 35/189 (17,33%) và 16 mẫu nghi ngờ không thuộc chi Candida. Định danh bằng kỹ thuật multiplex PCR cho thấy C. albicans chiếm 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata 25/186 (12,38%), C. parapsolosis 10/189 (4,59%) và 16 mẫu không phát hiện sản phẩm PCR. Quy trình multiplex PCR phát hiện 4 loài Candida sp. đạt 5 chỉ tiêu theo yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2016): độ nhạy (93,33%), độ đặc hiệu (100%), độ chính xác (96,19%), giá trị tiên đoán dương (100%), độ lặp lại (đạt), giá trị tiên đoán âm (66,67%) < 90%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế - Cục Y tế dự phòng, (2018), Sổ tay xét nghiệm bệnh truyền nhiễm II, pp.
2. Bộ Y Tế -Cục Y Tế Dự Phòng, (2016), Sổ tay xét nghiệm bệnh truyền nhiễm Tập 1, pp. 5-7.
3. Nguyễn Thị Hoài Thu, (2019), "Định danh Candida trên môi trường CHROMagar Candida ở người bệnh bị viêm quanh móng đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng", Tạp chí Y học Dự phòng, 29 (6), pp. 259.
4. Amy L. Leber, (2016), Clinical Microbiology Procedures Handbook, pp. 1303-1308.
5. Deorukhkar S. C, Roushani S, (2018), "Identification of Candida Species: Conventional Methods in the Era of Molecular Diagnosis", Identification of Candida Species: Conventional Methods in the Era of Molecular Diagnosis, 1 (1), pp. 1-6.
6. Kimura M, Araoka H, Yamamoto H, Asano-Mori Y, et al, (2017), "Clinical and Microbiological Characteristics of Breakthrough Candidemia in Allogeneic Hematopoietic Stem Cell Transplant Recipients in a Japanese Hospital. ", Antimicrob Agents Chemother, 61 (4), pp. pii: e01791-01716.
7. Singh A., Goering RV., Simjee S e a, (2006), "Application of Molecular Techniques to the Study of Hospital Infection", Clinical Microbiology Reviews, 19 (3), pp. 512-530.
8. Sobel JD, (2010), "Changing trends in the epidemiology of Candida bloodstream infections: a matter for concern", Crit Care Med, 38 (3), pp. 990-992.