ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG, X QUANG CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm1,, Hồng Minh Đăng1
1 Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị nội nha thực hiện bởi sinh viên đại học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện trám bít ống tủy ở 48 bệnh nhân với 52 răng. Tại các lần tái khám, các bảng câu hỏi về bệnh sử và bệnh sử nha khoa được áp dụng cùng với khám lâm sàng và chụp X quang. Dữ liệu được thu thập trong lâm sàng gồm: đau, sưng, dò, lung lay, đau khi sờvà bộ đồ khám, cây đo túi nha chu, chụp X- quang sau bít tủy và theo dõi đã được số hóa và phân tích ệu chuẩn để đánh giá sự lành thương. Kết quả điều trị dựa trên tiêu chí lâm sàng và chụp X quang, tiêu chí phân loại thành công. Kết quả: Kết quả trám bít đúng chiều dài làm việc là 69.2%, thiếu chiều dài làm việc là 15.4% và quá  chiều dài làm việc là 15.4%. Sau 1 tuần trám bít, có 2 răng có triệu chứng đau tự phát hay sờ gõ, chiếm tỷ lệ 3.85%, có triệu chứng khác không xuất hiện. Sau 1 tháng trám bít, có 1 răng có triệu chứng đau tự phát hay sờ gõ, chiếm tỷ lệ 1.92%, có triệu chứng khác không xuất hiện. Kết luận: Sau 1 tuần trám bít có 2 răng xuất hiện triệu chứng đau sau 1 tháng trám bít có 1 răng có triệu chứng đau, các triệu chứng khác không ghi nhận được. Kết quả trám bít trên phim x quang: tỷ lệ răng trám bít đúng  chiều dài làm việc và khít sát tốt là 61.54%, tỷ lệ răng trám bít đúng  chiều dài làm việc nhưng không khít sát tốt là 7.69%, tỷ lệ răng trám bít sai  chiều dài làm việc nhưng khít sát tốt là 25%, tỷ lệ răng trám bít sai  chiều dài làm việc và không khít sát tốt là 77%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hoàng Minh Trung (2014), Khảo sát tình hình điều trị nội nha tại khu lâm sàng Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Alsulaimani, R.S.; Al-Manei, K.K.; Alsubait, S.A.; AlAqeely, R.S.; Al-Shehri, S.A.; Al-Madi, E.M. (2015). Effects of clinical training and case difficulty on the radiographic quality of root canal fillings performed by dental students in Saudi Arabia. Iran. Endod. J. 10, 268
3. Da Silva, P.Z.; Ribeiro, F.C.; Xavier, J.M.B.; Pratte-Santos, R.; Demuner, C (2018). Radiographic evaluation of root canal treatment performed by undergraduate students, part I; iatrogenic errors. Iran. Endod. J., 13, 30.
4. Elsayed, R. O., Abu-Bakr N. H. và Ibrahim Y. E. (2011), "Quality of root canal treatment performed by undergraduate dental students at the University of Khartoum, Sudan", Aust Endod J. 37(2), pp. 56-60.
5. Grayli, E.; Peyvandi, A.; Mallahi, M.; Naeemi, S.; Afshari, E. (2021) Radiographic Evaluation of Iatrogenic Errors of Root Canal Treatments Performed in an Undergraduate Dental Clinic. J. Dent. Mater. Tech., 10, 16–21.
6. Polycarpou, N. (2005), "Prevalence of persistent pain after endodontic treatment and factors affecting its occurrence in cases with complete radiographic healing", Int Endod J. 38(3), pp. 169-78.
7. Rapo, H.; Oikarinen-Juusola, K.; Laitala, M.; Pesonen, P.; Anttonen, V. Outcomes of endodontic treatments performed by dental students-a follow-up study. J. Dent. Oral Biol. 2017, 2, 1046.
8. Ribeiro, D.M.; Henckel, M.D.; Mello, F.W.; Felippe, M.C.S.; Felippe, W.T. (2019) Radiographic analysis the obturation’s quality in root canal treatment performed by a South Brazilian sample of undergraduate students. RGO-Rev. Gaúcha De Odontol., 67, e20190040.