ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA HAI PHÁC ĐỒ TDF/3TC/LPV/R VÀ TDF/3TC/DTG TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH 2020-2022

Lương Xuân Kiên1, Trần Văn Giang2,, Nguyễn Quốc Phương2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị của 2 phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG trên 238 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh. Đối tượng & phương pháp: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 238 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh. Kết quả: Trước điều trị: số lượng trung bình tế bào CD4 của nhóm dùng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG lần lượt là 139,33 ± 48,33; 144,37 ± 39,72. Nhóm bệnh nhân được sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG có số lượng tế bào CD4 < 250 chiếm tỷ lệ lần lượt là 64,7%; 69,7%. Tải lượng trung bình vi rút HIV trước điều trị của nhóm dùng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG lần lượt là 54133,18 ± 21713,19; 54296,29 ± 22315,28 bản sao/ml. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (18 tháng): hai nhóm sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG có tải lượng vi rút <1000 copies/ml  lần lượt là 98,3%; 97,3%. Giá trị trung bình tải lượng vi rút của hai nhóm lần lượt là 711,38 ± 418,61; 841,41 ± 313,28. Bệnh nhân có số tế bào CD4 ≥ 250 tế bào ở cả 2 nhóm sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG chiếm tỷ lệ lần lượt là 83,8%; 77,0%. Số lượng tế bào CD4 trung bình của hai nhóm lần lượt là 260,41±61,13; 202,41±95,26 tế bào. 98,3% và 95,0% bệnh nhân còn sống tương ứng với 2 nhóm nghiên cứu sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG. Tỷ lệ tử vong của hai phác đồ lần lượt là 0,8%; 1,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Thư, số lượng tế bào CD4 trung bình trước điều trị là 297,9 ± 173,71 tế bào/mm3, sau 6 tháng là 365,66 ± 177,245 tế bào/mm3 với mức ý nghĩa p < 0,05. Nghiên cứu của Johnston và cộng sự năm 2014 nghiên cứu trên 183 bệnh nhân số lượng CD4 tăng trung bình là 140 tế bào/mm3 ở tuần thứ 24 [6]. Việc hồi phục hệ thống miễn dịch càng nhanh sẽ giúp cho bệnh nhân giảm gánh nặng về các nhiễm trùng cơ hội. Bởi vậy việc phát hiện sớm và bắt đầu điều trị khi hệ miễn dịch của bệnh nhân chưa suy giảm nhiều góp phần nhiều vào giảm bớt gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Tỷ lệ bệnh nhân còn sống chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hai phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG với tỷ lệ lần lượt là 98,3%; 95,0% (Bảng 5). Như vậy việc điều trị ARV cũng như tuân thủ điều trị ARV, tải lượng vi rút giảm dưới ngưỡng phát hiện, CD4 tăng lên, hệ miễn dịch được cải thiện, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV, hạn chế lây truyền bệnh, hạn chế các nhiễm trùng cơ hội.

V. KẾT LUẬN
- Số lượng trung bình tế bào CD4 của nhóm dùng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG lần lượt là 139,33 ± 48,331; 144,37 ± 39,724. Nhóm bệnh nhân được sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG có số lượng tế bào CD4 < 250 chiếm tỷ lệ lần lượt là 64,7%; 69,7%.
- Tải lượng trung bình vi rút HIV trước điều trị của nhóm dùng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG lần lượt là 54133,18 ± 21713,19; 54296,29 ± 22315,28 bản sao/ml.
- Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (18 tháng):
+ Hai nhóm sử dụng phác đồ TDF/3TC/ LPV/r; TDF/3TC/DTG DTG có tải lượng vi rút <1000 bản sao/ml lần lượt là 98,3%; 97,3%. Giá trị trung bình tải lượng vi rút của hai nhóm lần lượt là 711,38 ± 418,61; 841,41 ± 313,28.
+ Bệnh nhân có số tế bào CD4 ≥ 250 tế bào ở cả 2 nhóm sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG chiếm tỷ lệ lần lượt là 83,8%; 77,0%. Số lượng tế bào CD4 trung bình của hai nhóm lần lượt là 260,41±61,13; 202,41±95,26 tế bào.
+ 98,3% và 95,0% bệnh nhân còn sống tương ứng với 2 nhóm nghiên cứu sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG. Tỷ lệ tử vong của hai phác đồ lần lượt là 0,8%; 1,7%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế. (2019). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
2. Deeks S.G, Lewin S.R and Havlir D.V. (2013). The end of AIDS: HIV infection as a chronic disease. Lancet. 382(9903): p.1525-33.
3. Bardfield J, Agins B, Palumbo M et al. (2014). Improving rates of cotrimoxazole prophylaxis in resource-limited settings: implementation of a quality improvement approach. International Journal for Quality in Health Care, 10.
4. Sana Schwarcz, Ling Chin Hsu, Susan Scheer. (2015). Disparities and trends in viral supperession during a transition to a “Test and treat” Approach to the HIV epidemic, San Francisco, 2008-2012. Epidemiology and prevention, 70, 529-537
5. Lê Thị Quỳnh Trang. (2021). Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Nghệ An năm 2021. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học y Hà Nội.
6. Johnston V, Fielding KL, Charalambous S et al. (2022). Outcomes following virological failure and predictors of switching to second-line antiretroviral therapy in South African treatment programme. J Acquir Immune Defic Syndr;61(3).