KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP GÂN ACHILLES ĐỒNG LOẠI TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỨT GÂN ACHILLES ĐẾN MUỘN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Trần Hoàng Tùng1,, Nguyễn Trung Kiên 2, Vũ Minh Hải2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học Y dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật ghép gân Achilles đồng loại trong điều trị đứt gân Achilles đến muộn tại bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả kết hợp hồi cứu và theo dõi dọc trên 26 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đứt hoàn toàn gân Achilles đến muộn, được điều trị bằng phẫu thuật ghép gân Achilles đồng loại tại bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ tháng 1/2017 đến hết tháng 4/2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 40,2 ± 12,4 tuổi, chấn thương thể thao và tai nạn sinh hoạt là những nguyên nhân dẫn đến chấn thương, chiếm tỷ lệ đến 96,2%, thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật trung bình là  10,3 ± 11,0 tuần. Khoảng cách giữa hai đầu gân đứt 7,0 ± 1,8 cm.  Kết quả chung sau mổ tốt: điểm AOFAS là 88,8 ± 6,4, điểm ATRS là 90,1 ± 5,9. Kết luận: Đứt gân Achilles đến muộn thường phức tạp,  bệnh nhân có khoảng mất đoạn gân lớn và có nhiều phương án điều trị. Phẫu thuật ghép gân Achilles đồng loại cho kết quả tốt, là một phương án điều trị tốt cho những trường hợp đứt gân Achilles đến muộn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Soma C.A., Mandelbaum B.R. (1994). Achilles tendon disorders. Clin Sports Med, 13(4), 811-823.
2. Kongsgaard M., Aagaard P., Kiaer M, et al. (2005) Structural Achilles tendon properties in athletes subjected to different exercise modes and in Achilles tendon ruptures. J Appl Physiol Bethesda Md (1985), 99(5), 1965-1971.
3. Flint J.H., Wade A.M., Giuliani J et al. (2014). Defining the terms acute and chronic in orthopaedic sports injuries: a systematic review. Am J Sports Med, 42(1), 235–241.
4. Lin Y., Yang L., Yin L. et al. (2016). Surgical Strategy for the Chronic Achilles Tendon Rupture. Biomed Res Int, 2016, 1416971.
5. Houshian S., Tscherning T., Riegels NP. (1998). The epidemiology of achilles tendon rupture in a Danish county. Injury. 29, 651-654.
6. Mortensen NH., Saether J., Steinke MS. et al. (1992). Separation of tendon ends after achilles tendon repair: a prospective, randomized, multicenter study. Orthopedics. 15, 899-903.
7. Chen TM, Rozen WM, Pan WR, et al. (2009). The arterial anatomy of the Achilles tendon: anatomical study and clinical implications. Clin Anat N Y N, 22(3), 377-385.
8. Park Y.-S. and Sung K.-S. (2012). Surgical Reconstruction of Chronic Achilles Tendon Ruptures Using Various Methods. Orthopedics, 35(2), e213–e218.
9. Lin Y., Duan X., and Yang L. (2019). V-Y Tendon Plasty for Reconstruction of Chronic Achilles Tendon Rupture: A Medium-term and Long-term Follow-up. Orthopaedic Surgery, 11(1), 109–116.