ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÁ SÀNG Ở BỆNH NHÂN GLÔCÔM GÓC MỞ BẰNG KỸ THUẬT TĂNG CƯỜNG CHIỀU SÂU TRÊN OCT

Phạm Thanh Huyền1,, Bùi Thị Vân Anh2, Cát Vân Anh 2, Phạm Thị Ngọc Bích 1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lá sàng ở bệnh nhân glôcôm góc mở bằng kỹ thuật tăng cường chiều sâu trên OCT và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu liên tục trong thời gian nghiên cứu. Tất cả các trường hợp bệnh nhân glôcôm góc mở được chẩn đoán xác định đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 2 nhóm đối tượng, nhóm thứ nhất 25 bệnh nhân với 42 mắt glôcôm góc mở, nhóm thứ hai gồm 11 người với 22 mắt bình thường. Chiều dày lá sàng trung bình ở nhóm glôcôm là 153.94 ±46.85 µm. Độ sâu lá sàng trung bình 537.50 ± 183.56 µm. Chiều dày phía trước lá sàng là 171.54 ± 77.46 µm. Tổn thương khú trú của lá sàng gặp với tỉ lệ 42.82%. Vị trí tổn thương khu trú hay gặp nhất là phía dưới và trên, không gặp tổn thương ở phía mũi và thái dương. Lá sàng càng mỏng khi giai đoạn bệnh càng nặng. Độ sâu lá sàng tăng lên ở giai đoạn đầu của bệnh (p = 0.002). Giai đoạn bệnh càng nặng thì số lượng các tổn thương khu trú lá sàng càng nhiều. (p<0.001). Kết luận: Bệnh nhân glôcôm góc mở có chiều dày lá sàng mỏng hơn, độ sâu lá sàng sâu hơn và tổn thương khu trú trên lá sàng nhiều hơn so với người bình thường. Bệnh tiến triển càng nặng thì các chỉ số về chiều dày lá sàng càng mỏng, độ sâu lá sàng và số tổn thương khu trú trên lá sàng càng lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. C. Park, A. T. Hsu, D. Su và cộng sự (2013). Factors associated with focal lamina cribrosa defects in glaucoma. Investigative ophthalmology & visual science, 54 (13), 8401-8407.
2. P. Naranjo-Bonilla, R. Giménez-Gómez, D. Ríos-Jiménez và cộng sự (2017). Enhanced depth OCT imaging of the lamina cribrosa for 24 hours. International journal of ophthalmology, 10 (2), 306.
3. H.-Y. L. Park, S. H. Jeon và C. K. Park (2012). Enhanced depth imaging detects lamina cribrosa thickness differences in normal tension glaucoma and primary open-angle glaucoma. Ophthalmology, 119 (1), 10-20.
4. B. Wanichwecharungruang, A. Kongthaworn, D. Wagner và cộng sự (2021). Comparative Study of Lamina Cribrosa Thickness Between Primary Angle-Closure and Primary Open-Angle Glaucoma. Clinical Ophthalmology (Auckland, NZ), 15, 697.
5. H. A. Quigley, R. M. Hohman, E. M. Addicks và cộng sự (1983). Morphologic changes in the lamina cribrosa correlated with neural loss in open-angle glaucoma. American journal of ophthalmology, 95 (5), 673-691.
6. H. Quigley (1981). Regional differences in the structure of the lamina and their relation to glaucomatous optic nerve damage. Arch Ophthalmol, 99, 37-43.
7. H. A. Quigley, E. M. Addicks, W. R. Green và cộng sự (1981). Optic nerve damage in human glaucoma: II. The site of injury and susceptibility to damage. Archives of Ophthalmology, 99 (4), 635-649.
8. A. J. Tatham, A. Miki, R. N. Weinreb và cộng sự (2014). Defects of the lamina cribrosa in eyes with localized retinal nerve fiber layer loss. Ophthalmology, 121 (1), 110-118.