CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT TÁI TẠO VÚ TỨC THÌ SAU CẮT BỎ UNG THƯ VÚ TRIỆT CĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2022

Ngô Thị Minh Ngọc1,, Phạm Thị Việt Dung1, Vũ Thị Dung2, Nguyễn Xuân Hậu2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh ung thư vú được điều trị phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú triệt căn kết hợp tái tạo vú tức thì tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang triển khai từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2022 với 34 người bệnh ung thư vú giai đoạn 1, 2 được phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú triệt căn kết hợp tái tạo vú tức thì. Điểm số CLCS được đánh giá bằng thang đo EORTC QLQ-C30 và QLQ-BR23 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu. Kết quả: Điểm CLCS theo QLQ30: CLCS tổng quát là 73,3; trong đó chức năng cảm xúc có điểm số cao nhất (85,8) và thấp nhất là chức năng nhận thức (79,4). Điểm CLCS theo lĩnh vực triệu chứng là 15,2, trong đó 3 triệu chứng gây khó chịu nhất là mệt mỏi, mất ngủ và đau. Điểm CLCS theo QLQ-BR23: CLCS các lĩnh vực chức năng là 64,2 điểm, trong đó: chức năng tình dục có mức điểm cao nhất (74,0) và thấp nhất là chức năng quan điểm tương lai (52,0). Điểm CLCS theo lĩnh vực triệu chứng là 17,9; về tác dụng phụ toàn thân do hệ thống là 21,0; triệu chứng cánh tay 21,9; triệu chứng vú 10,8. Kết luận: Kết quả này giúp cán bộ y tế có nhận định sơ bộ về CLCS của người bệnh, từ đó có các giải pháp phù hợp trong giao tiếp, hỗ trợ tinh thần, tư vấn tâm lý và giúp người bệnh đưa ra quyết định điều trị tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. GLOBOCAN 2020: Estimated Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2020. International Agency for Research on Cancer. 2021.
2. Sung L, Klaassen RJ, Dix D, el al. Identification of paediatric cancer patients with poor quality of life. British journal of cancer. 2009; 100 (1): 82.
3. Soerjomataram I, Lortet-Tieulent J, Parkin DM, el al. Global burden of cancer in 2008: a systematic analysis of disability-adjusted life-years in 12 world regions. The Lancet. 2012; 380 (9856): 1840-1850.
4. Nguyễn Thu Hà, Tạ Thị Thanh Bình, Nguyễn Quỳnh Anh. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú sử dụng thang đo QLQ-C30 và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện Ung bướu tại Việt Nam. Tạp chí Y Học Dự Phòng. 2017; 27 (5): 102.
5. Phạm Đình Hoàng, Đinh Văn Quỳnh, Võ Văn Thắng. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư vú được điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2019; Phụ bản tập 23(5): 141-147.
6. Jassim, G.A., D.L. Whitford. Quality of life of Bahraini women with breast cancer: a cross sectional study. BMC Cancer. 2013; 13(1): 212.
7. Almutairi K.M., Mansour E.A., Vinluan J.M. A cross-sectional assessment of quality of life of breast cancer patients in Saudi Arabia. Public health. 2016; 136: 117-125.
8. Edib Zobaida, Kumarasamy Verasingam, binti Abdullah Norlia, el al. Most prevalent unmet supportive care needs and quality of life of breast cancer patients in a tertiary hospital in Malaysia. Health and quality of life outcomes. 2016; 14 (1): 26.