NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM SCCAI TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU

Vũ Hải Hậu1,, Nguyễn Thị Vân Hồng1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh lý mạn tính, hay tái phát, gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có xu hướng tăng lên ở Châu Á. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ hoạt đông của bệnh, tuy nhiện ở Việt Nam các nghiên cứu về thang này vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng thang điểm SCCAI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 45,7 ± 15,7 (từ 18-79 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam: 1:1,06. Theo thang điểm SCCAI có 13 người bệnh (chiếm 39,4%) mức độ nặng, có 15 người bệnh (chiếm 45,5%) mức độ trung bình và có 5 người bệnh (chiếm 15,2%) mức độ nhẹ. SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với nồng độ CRP (r=0,37, p=0,035) và tốc độ máu lắng 2h (r=0,42, p= 0,016). SCCAI có điểm trung bình cao nhất ở tổn thương ở đại tràng trái (6,0 ± 3,4) và đại tràng toàn bộ (5,1 ± 3,1). Điểm SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với điểm Mayo (r=0,87, p < 0,001) và điểm Surtheland (r=0,83, p< 0,001). Kết luận: Thang điểm SCCAI là thang điểm gồm các triệu chứng lâm sàng, đơn giản, dễ sử dụng, đánh giá được mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Văn Khiên, Khúc Đình Minh (2007), “Hiệu quả điều trị 40 trường hợp viêm loét đại trực tràng tại Bệnh viện TWQĐ 108”, Tạp chí y dược lâm sàng, số 10
2. Walmsley RS, Ayres RCS, Pounder RE, Allan RN. A simple clinical colitis activity index. Gut. 1998; 43; 29-32
3. Masachs M, Casellas F, Malagelada JR. 2. Spanish translation, adaptation, and validation of the 32 - item quality of life questionnaire (IBDQ-32) for inflammatory bowel disease. Rev Esp Enferm Dig (Madrid). 2007;99:515-519)
4. Nguyễn Thị Thu Hiền. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu trước và sau điều trị nội trú. Trường Đại học Y hà Nội. 2020.
5. Floor Bennebroek Evertz, Pythia T.Nieuwkerk. The Patient Simple Clinical Colitis Activity Index (P-SCCAI) can detect ulcerative colitis (UC) disease activity in remission: A comparison of the P-SCCAI with clinician-based SCCAI and biological markers. Journal of Crohn’s and Colitis. 2013; 7; 890-900.
6. Ricanek P, Brackmann S, Perminow G, Lyckander LG, Sponheim J, Holme O, et al. Evaluation of disease activity in IBD at the time of diagnosis by the use of clinical, biochemical, and fecal markers. Scand J Gastroenterol 2011;46:1081–91