BỆNH LÝ TIM Ở PHỤ NỮ MANG THAI NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 3 NĂM

Hoàng Thị Huyền1,, Nguyễn Mạnh Thắng2,3
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu là mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của những sản phụ mang thai có bệnh tim (bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim mắc phải, rối loạn nhịp tim..) trong 3 năm (2018-2020) tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (BVPSTW). Phương pháp nghiên cứu là mô tả hồi cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm có 331 sản phụ có bệnh tim có tuổi thai từ 22 tuần trở lên kết thúc thai kì tại BVPSTW, tỉ lệ sản phụ bị bệnh tim trong tổng số ca sinh là 0,62%. Bệnh tim bẩm sinh (TBS) chiếm ưu thế với gần 50%, bệnh tim mắc phải và rối loạn nhịp tim chiếm tỉ lệ gần tương đương nhau là 25%. Đa số bệnh tim được chẩn đoán và điều trị từ trước khi có thai. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là tiếng tim bất thường (44%), khó thở (31%), đau ngực/ hồi hộp trống ngực (29%). Có 23,8% sản phụ trong nghiên cứu bị suy tim, suy tim độ I gặp nhiều nhất với 51,9%, suy tim độ IV gặp ở 2,53% số sản phụ suy tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Trường Duyệt. Bệnh tim và thai nghén. Lâm Sàng Sản Phụ Khoa. NXB Y học; 1999:199-205.
2. Regitz-Zagrosek V, Roos-Hesselink JW, Bauersachs J, et al. 2018 ESC Guidelines for the management of cardiovascular diseases during pregnancy: The Task Force for the Management of Cardiovascular Diseases during Pregnancy of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 2018;39(34):3165-3241. doi:10.1093/ eurheartj/ehy340
3. Nguyễn Thị Mỹ Đức. Sinh lý học – Bộ y tế. Sinh Lý Tuần Hoàn. Nhà xuất bản Y học; 2011:152-169.
4. ESC Guidelines on the management of cardiovascular diseases during pregnancy: The Task Force on the Management of Cardiovascular Diseases during Pregnancy of the European Society of Cardiology (ESC) | Oxford Academic. Accessed May 24, 2021. https://academic.oup.com/view-large/89290692
5. 2018 ACC/AHA/HRS Guideline on Bradycardia and Cardiac Conduction Delay - American College of Cardiology. Accessed May 27, 2021. https://www.acc.org/latest-in-cardiology/ten-points-to-remember/2018/11/05/15/12/2018-acc-aha-hrs-guideline-on-bradycardia
6. Endorsed by the European Society of Gynecology (ESG) the A for EPC (AEPC) and the German Society for Gender Medicine (DGesGM), Authors/Task Force Members, Regitz-Zagrosek V, et al. ESC Guidelines on the management of cardiovascular diseases during pregnancy: The Task Force on the Management of Cardiovascular Diseases during Pregnancy of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 2011;32(24):3147-3197. doi:10.1093/ eurheartj/ehr218
7. Cardiovascular Disease and Pregnancy: Overview, Physiological Changes During Pregnancy and Puerperium, Cardiovascular Evaluation During Pregnancy. Published online April 27, 2021. Accessed May 25, 2021. https://emedicine.medscape.com/article/162004-overview#a4
8. Nguyễn Bảo Giang. Nhận xét tình hình và kết quả điều trị bệnh tim và thai nghén tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương (Từ tháng 01/ 2000 đến tháng 9/2004). Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2004.
9. Lê Thị Huyền. Nghiên cứu xử trí sản khoa với sản phụ bị bệnh tim từ 22 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.