MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI RÚT HERPES TẠI BỆNH VIỆN MẮT NGHỆ AN

Trần Tất Thắng1,, Văn Thị Lan Phương1
1 Bệnh viện Mắt Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét giác mạc do vi rút Herpes. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu trên 96 mắt của 96 bệnh nhân được chẩn đoán Viêm loét giác mạc do herpes tại Bệnh viện Mắt Nghệ An từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả: Hầu hết bệnh nhân đều có các biểu hiện cơ năng, thị lực trên 3/10 đến 7/10 chiếm 26,04%. Vị trí ổ loét trên giác mạc ở cạnh trung tâm là 56,25%, Về hình thái ổ loét hình cành cây chiếm 60,42%, hình bản đồ chiếm 21,87%, Độ sâu ổ loét từ 1/3 đến 2/3 chiều dày giác mạc chiếm 82,29%, đường kính ổ loét, từ 3-6mm chiếm 71,88%, trên 6mm chiếm 18,75%. Dấu hiệu cương tụ rìa có ở tất cả các bệnh nhân. Ranh giới ở loét không rõ chiếm 81,25% và phù giác mạc chiếm 64,58%. Rất ít bệnh nhân có tyndall tiền phòng 2,08%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Ngọc Đông (2007), “Viêm loét giác mạc nhiễm trùng và các phương pháp điều trị’’, Chuyên đề tiến sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội
2. Đinh Thị Khánh, Hoàng Minh Châu (2002), “Viêm loét giác mạc do vi rút tại Khoa mắt hột - giác mạc trong hai năm 2005 - 2006”, Kỷ yếu hội thảo khoa học kỹ thuật nghành Mắt, tr.4.
3. Văn Thị Lan Phương (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm loét giác mạc do vi rút Herpes tại khoa Mắt Bệnh Viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại Học Y Dược Huế.
4. Lê Anh Tâm (2008), Nghiên cứu tình hình viêm loét giác mạc tại Bệnh Viện Mắt Trung Ương trong 10 năm (1998-2007), Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
5. Đặng Huy Toàn, Nguyễn Duy Thịnh (2001), Góp phần nghiên cứu viêm loét giác mạc do Herpes Simplex tại Bệnh Viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Khoa Huế.
6. Ashok G, Emanuel R. (2009), Corneal disorders, Anterior Segment Diseases, Boris Malyugin, 5, pp.110-114.
7. Gallar J, Tervo TM, Neira W, Holopainen JM (2010), “Selective changes in human corneal sensation associated with herpes simplex virus keratitis”, Invest Ophthalmol Vis Sci., 51, (9), pp.4516-22.
8. Kirk R.Wilhelmus, Bradley M.Mitchell (2009), “Slitlamp biomicroscopy and photographic image analysis of Herpes Simplex Virus stromal keratitis”, Arch Ophthalmol, 127, (2), p.161-166
9. Liesegang TJ (1992), “The biology of herpes simplex and varicella zoster virus infections”, Ophthalmology, 99, pp.781–99.