KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ YÊN

Nguyễn Tiến Dũng1,, Nguyễn Hoài Nam 1, Nguyễn Hoàng Đức 2
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: D-dimer là một sản phẩm thoái giáng cuối cùng của fibrin, được nổi lên như một xét nghiệm máu đơn giản có thể loại trừ bệnh huyết khối tĩnh mạch. Nồng độ D-dimer có nhiều ưu điểm hơn các thế hệ thrombin khác, bởi vì nó tồn tại trong in-vivo, tương đối ổn định và có thời gian bán hủy kéo dài. Nhồi máu não (NMN) cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. D-dimer có thể coi như một yếu tố dự báo và tiên lượng NMN cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của NMN. Mục tiêu: Xác định nồng độ D-dimer ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên và các yếu tố liên quan. Đối tượng – phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh với nhóm chứng. Chúng tôi nghiên cứu nồng độ D- dimer của 51 bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán NMN cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Nhóm chứng, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 30 người đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên. Xét nghiệm D-dimer được thực hiện ngay khi vào viện và sau 48 giờ bằng máy Coapresta 2000. Kết quả: Nồng độ D-dimer ở bệnh nhân NMN cấp cao hơn nhóm chứng (1338,4 ± 895,2 vs 335,8 ± 216,1 ng/ml), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Dựa vào đường cong ROC thì điểm cắt giới hạn dự đoán NMN cấp trong nghiên cứu của chúng tôi là 764 ng/ml, có độ nhạy là 72,5%, độ đặc hiệu là 66,7%, vùng dưới đường cong là 0,919. Có mối tương quan thuận giữa giữa nồng độ D-dimer với thang điểm NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale) và thể tích tổn thương. Kết luận: Nồng độ D-dimer huyết tương tăng trong bệnh nhân NMN và có mối tương quan với mức độ nghiêm trọng của NMN được thể hiện qua thang điểm NIHSS và thể tích tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khánh H. Tai biến mạch máu não. NXB Đại học Huế. 2009:tr. 23-26.
2. Hồ Thị Thúy Hằng HK. Nghiên cứu mối liên quan của nồng độ D-dimer huyết tương với độ trầm trọng và tổn thương não trên chụp não cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. luận văn thạc sĩ y học. 2011.
3. Nhơn PL. Nghiên cứu tổ hợp chất chỉ điểm sinh học vWF, VCAM-1, MCP-1, D-Dimer trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não cấp. Luận văn tiến sĩ y học đại học y dược- đại học huế. 2018.
4. F L. Coagulation and fibrinolytic activity in patients with acute cerebral infaction. Chinese Medical Journal. 2003;116:pp.475-477.
5. Ageno W, Finazzi S, Steidl L, et al. Plasma measurement of D-dimer levels for the early diagnosis of ischemic stroke subtypes. Archives of internal medicine. Dec 9-23 2002;162(22):2589-2593.
6. Feinberg WM, Erickson LP, Bruck D, Kittelson J. Hemostatic markers in acute ischemic stroke. Association with stroke type, severity, and outcome. Stroke. Aug 1996;27(8):1296-1300.
7. Jing Wang M, Ruizhuo Ning, MB and Yuping Wang, MD. Plasma D- Dimer Level, the Promising Prognostic Biomarker for the Acute Cerebral Infarction Patients. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, Vol. 25, No. 8 (August), 2016: pp 2011 - 2015. 2016.