XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN DYSTROPHIN, PHÁT HIỆN NGƯỜI LÀNH MANG BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ DUCHENNE BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ GEN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X, gây nên do đột biến gen dystrophin. Người mẹ mang gen dystrophin đột biến có khả năng truyền bệnh cho 50% con trai và truyền gen bệnh cho 50% con gái của họ. Phát hiện người lành mang gen bệnh cho các thành viên gia đình và chẩn đoán trước sinh sẽ giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân DMD trong cộng đồng. Mục tiêu: 1) Phát hiện đột biến gen dystrophin trên bệnh nhân DMD bằng kỹ thuật giải trình tự gen. 2) Phát hiện người lành mang gen bệnh ở các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống với bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 12 bệnh nhân được chẩn đoán xác định DMD đã được xét nghiệm không phát hiện thấy đột biến mất đoạn và lặp đoạn gen dystrphin bằng kỹ thuật MLPA; các thành viên nữ gia đình bệnh nhân DMD (mẹ, chị em gái bệnh nhân) được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. DNA được tách chiết từ mẫu máu của bệnh nhân và các thành viên gia đình bệnh nhân. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen để xác định đột biến gen dystrophin. Kết quả: Đã phát hiện được 12/12 (100%) trường hợp bệnh nhân có đột biến điểm, trong đó có 6/12 (50%) bệnh nhân được xác định có đột biến thay thế nucleotid và tạo mã kết thúc sớm (stop codon); 3/12 (25%) bệnh nhân có đột biến mất một hoặc nhiều nucleotid; 3/12 (25%) đột biến tại vị trí cắt nối gen (splicing site); 8/12 người mẹ bệnh nhân và 3/6 thành viên gia đình là chị em gái bệnh nhân được phát hiện là người lành mang gen bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loạn dưỡng cơ Duchenne, phát hiện người lành mang gen bệnh, giải trình tự gen
Tài liệu tham khảo
2. Xiangdong Kong, Xingjian Zhong, Lina Liu, Siying Cui, Yuxia Yang, Lingrong Kong (2019). Genetic analysis of 1051 Chinese families with Duchenne/Becker Muscular Dystrophy. BMC Med Genet,14, 20(1), 139.
3. Takeshima Y, Yagi M, Yamauchi Y, Nishio H, Matsuo M (2010). Mutation spectrum of the dystrophin gene in 442 Duchenne/Becker muscular dystrophy cases from one Japanese referral center. J Hum Genet. 55(6), 379-88.
4. Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn (2011). Áp dụng quy trình chẩn đoán trước sinh bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne bằng kỹ thuật multiplex ligation-dependent probe amplification. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 72(1), 10-16.
5. Trần Vân Khánh, Matsafumi Matsuo và CS (2004). Chẩn đoán 85 bệnh nhân Việt Nam mắc bệnh nhược cơ Duchenne/ Becker bằng phương pháp PCR. Tạp chí Y học Việt Nam. 33-38.
6. Gatta V., Scarciolla O., Gaspari A.R. (2005). Identification of deletions and duplications of the DMD gene in affected males and carrier females by multiple ligation probe amplification (MLPA). Hum Genet, 117, 92-98.
7. Nguyễn Thị Băng Sương, Trần Vân Khánh, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Thị Hà, Tạ Thành Văn. (2009). Khảo sát tần suất người mẹ mang gen dystrophin bị đột biến mất đoạn ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 62(3), 105-112.
8. Massalska D., Zimowski J.G., Roszkowski T., et al. (2017). Prenatal diagnosis of Duchenne and Becker muscular dystrophies: Underestimated problem of the secondary prevention of monogenetic disorders. J Obstet Gynaecol Res, 43(7), 1111–1121.
9. Keeling KM, Bedwell DM (2002). Clinically relevant aminoglycosides can suppress disease-associated premature stop mutations in the IDUA and p53 cDNAs in a mammalian translation system. J Mol Med, 80, 367-376.