NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI MỘT SỐ CYTOKINE TRONG BỆNH VẢY NẾN ĐỎ DA TOÀN THÂN

Phạm Thị Nga1,, Đặng Văn Em 2, Lê Hữu Doanh3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng
2 Bệnh viện trung ương Quân đội 108
3 Viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ IL-2, IL-4, IL-6, IL-8, IL-10, IL-17, TNF-α, INF-γ trong bệnh vảy nến đỏ da toàn thân (VNĐDTT) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng so sánh với 30 bệnh nhân VNĐDTT (nhóm bệnh-NB) không có chống chỉ định dùng Methotrexate và 30 người khỏe mạnh (nhóm đối chứng-NĐC) tương đồng về tuổi và giới. Kết quả: Trước điều trị: Nhóm bệnh có nồng độ IL-2 (32,16 ± 79,53), IL-4 (5,72 ± 10,81), IL-6 (66,28 ± 221,61), IL-8 (355,84 ± 508,11), IL-10 (5.95±10.42), IL-17 (11.55±9.23), TNF-α (6,56 ± 14,60), INF-γ(11,55 ± 9,23), cao hơn nhóm đối chứng với p <0,0001 và không có mối liên quan giữa nồng độ các cytokin với tuổi bệnh, tuổi đời và giới tính. Sau điều trị: Nồng độ IL-6, IL-8 và TNF-α đã giảm so với trước điều trị với p<0,001, p<0,01, p <0,05 (theo thứ tự). Kết luận: Nồng độ IL-2, IL-4, IL-6, IL-8, IL-10, IL-17, TNF-α, INF-γ ở bệnh nhân VNĐDTT trước điều trị cao hơn ở người khỏe mạnh và không có mối liên quan giữa nồng độ các cytokine với giới tính, tuổi bệnh và tuổi đời. Nồng độ cytokine sau điều trị vẫn cao hơn so với nhóm khỏe mạnh. Riêng nồng độ IL-6, IL-8, TNF-α sau khi điều trị giảm so với trước khi điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hawilo A, Zaraa I, Benmously R, et al. (2011). Erythrodermie psoriasique: profil epidemio-clinique et therapeutique a propos de 60 cas. Tunis Med, 89(11), 841–847. French.
2. Li L-F, Sujan SA, Yang H, Wang W-H. (2005). Serum immunoglobulins in psoriatic erythroderma. Clin Exp Dermatol, 30(2), 125–127.
3. Rosenbach M, Hsu S, Korman NJ, et al. (2010). Treatment of erythrodermic psoriasis: from the medical board of the National Psoriasis Foundation. J Am Acad Dermatol, 62(4), 655–662.
4. Takahashi MDF, Castro LGM, Romiti R (2007). Infliximab, as sole or combined therapy, induces rapid clearing of erythrodermic psoriasis. British Journal of Dermatology, 157 (4): 828–831.
5. Viguier M, Pagès C, Aubin F, et al. (2012). Efficacy and safety of biologics in erythrodermic psoriasis: a multicentre, retrospective study. Br J Dermatol, 167(2), 417–423.
6. Zhang P, Chen H, Duan Y, et al (2015). Analysis of Th1/Th2 response pattern for erythrodermic psoriasis. (2015). J Huazhong Univ Sci Technolog Med Sci, 34(4), 596–601.
7. Khaled A, Ben Hamida M, Zeglaoui F, et al. (2012). Traitement du psoriasis par méthotrexate à l’ère des biothérapies: étude chez 21 patients tunisiens, 67(1), 49–52.