ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG SỚM ĐIỀU TRỊ I-131 Ở BỆNH NHÂN VI UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ SAU PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ TUYẾN GIÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: bước đầu đánh giá kết quả điều trị I-131 và một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị ở bệnh nhân vi ung thư tuyến giáp thể nhú sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân được chẩn đoán là vi ung thư tuyến giáp thể nhú đã được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ, điều trị I-131 ít nhất 01 lần từ 1/2020 đến 3/2022 tại Bệnh viện trung ương quân đội 108. Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng I-131 với liều từ 30 - 150 mCi, đánh giá đáp ứng sau điều trị lần 01 từ 6 - 12 tháng theo tiêu chuẩn của Hội tuyến giáp Hoa Kỳ ATA 2015. Phân tích số liệu sử dụng phần mềm SPSS 20.0, so sánh 2 tỷ lệ, kiểm định tính độc lập hay phụ thuộc bằng test χ2, phân tích hổi quy đơn biến. Kết quả: Trong 216 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (39 bệnh nhân là nam, 177 bệnh nhân là nữ, độ tuổi trung bình 45,3± 11,5 năm). Thời gian theo dõi trung bình là 12,7 tháng (7-20 tháng) bao gồm 61(28,2%) bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 47(21,6%) bệnh nhân đáp ứng không hoàn toàn về sinh hóa, 35 (16,5%) bệnh nhân không đáp ứng về mặt cấu trúc và 73 (33,8%) bệnh nhân đáp ứng không xác định. Phân tích đơn biến cho thấy đặc điểm kích thước u, nồng độ xét nghiệm Tg kích thích trước điều trị và liều điều trị là yếu tố dự báo đến đáp ứng hoàn toàn hoặc đáp ứng không hoàn toàn với p <0.05. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng điều trị hoàn toàn còn thấp. Đặc điểm kích thước u, kết quả Tg kích thích trước điều trị và liều điều trị là yếu tố dự báo đáp ứng điều trị I-131sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vi ung thư tuyến giáp thể nhú, điều trị I-131, đáp ứng điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Baloch, Z. W. và Asa, S. L. (2022), "Overview of the 2022 WHO Classification of Thyroid Neoplasms". 33(1), tr. 27-63.
3. Ben Hamida, O. và các cộng sự. (2021), "Preablative stimulated thyroglobulin in predicting dynamic risk stratification after 1 year in patients with differentiated thyroid cancer", Médecine Nucléaire. 45(1), tr. 46-49.
4. Cao, J. và các cộng sự. (2021), "Clinical Analysis of the Short-Term Outcome of Papillary Thyroid Micro Carcinoma After (131)I Treatment", Cancer Manag Res. 13, tr. 4691-4698.
5. Davies, L. và Welch, H. G. (2014), "Current thyroid cancer trends in the United States", JAMA Otolaryngol Head Neck Surg. 140(4), tr. 317-22.
6. Faro, F. N. và các cộng sự. (2021), "Prognostic factors for incomplete response in thyroid microcarcinoma: an analysis of initial response to therapy in 517 patients", Arch Endocrinol Metab. 65(5), tr. 579-587.
7. Faro, Fernanda Nascimento và các cộng sự. (2021), "Prognostic factors for incomplete response in thyroid microcarcinoma: an analysis of initial response to therapy in 517 patients", Archives of Endocrinology and Metabolism. 65, tr. 579-587.
8. Gao, R. và các cộng sự. (2019), "Papillary Thyroid Micro Carcinoma: The Incidence of High-Risk Features and Its Prognostic Implications", Front Endocrinol (Lausanne). 10, tr. 74.
9. Giordano, D và các cộng sự. (2010), "Treatment and prognostic factors of papillary thyroid microcarcinoma", Clinical Otolaryngology. 35(2), tr. 118-124.
10. Haugen, Bryan R và các cộng sự. (2016), "2015 American Thyroid Association management guidelines for adult patients with thyroid nodules and differentiated thyroid cancer: the American Thyroid Association guidelines task force on thyroid nodules and differentiated thyroid cancer", Thyroid. 26(1), tr. 1-133.