ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHẤN THƯƠNG THÂN ĐUÔI TỤY

Thái Nguyên Hưng1,
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 28 bệnh nhân (BN) chấn thương (CT) eo, thân, đuôi tuy được điều trị nội khoa. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị vỡ eo, thân, đuôi tụy (Bên trái bó mạch mạc treo tràng trên). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán vỡ eo,thân,đuôi tụy, được điều trị nội khoa tại bệnh viện Việt Đức. Thời gian: 2011-2016. Kết quả nghiên cứu: Có 28 BN, Nam 23/28 (82,1%), Nữ 5/28 (17,9%); Tuổi: TB = 32,7+13,14; - Nguyên nhân CT: Do tai nạn giao thông (TNGT): 17/28 (60,7%). Tai nạn lao động (TNLĐ): 4/28 (14,3%), Tai nạn sinh hoạt (TNSH) 7/28 (25%). 100% các BN được chụp CLVT ổ bụng. Tỷ lệ phát hiện đường vỡ  tụy qua CLVT là 100%. - Không có BN tử vong (TV), không có BN nào chuyển mổ cấp cứu. - Thời gian điều trị trung bình là: 14,39 ± 16,93 (ngày). - 20 BN hoàn toàn hêt đau bụng, không sốt, bụng mềm, ra viện. - 8 BN hình thành nang giả tụy, trong đó có 6/8 trường hợp phải mổ nối nang tụy dạ dày (mổ sau khi đã thành nang giả tụy > 2 tháng), 2 BN nang nhỏ không có triệu chứng lâm sàng. (khoảng 2-3cm) điều trị nội khoa. - Tỷ lệ điều trị nội thành công: 78,6% (22/28 bn) - Không có TV. Kết luận: + Chấn thương eo, thân, đuôi tụy (bên trái bó mạch MTTT), độ I, II, III (AAST) có thể điều trị nội khoa nếu diễn biến lâm sàng ổn định và cải thiện, đáp ứng với điều trị. Tỷ lệ điều trị nội khoa thành công là 78,6%, thời gian điều trị TB: 14,39 ± 16,93 (ngày). + Sau điều trị nội khoa chấn thương tụy có thể hình thành nang giả tụy ở các vị trí tổn thương khác nhau Eo tụy (3/3 BN,100%), thân tụy 2/20(10%), đuôi tụy 1/20(5,0%). + Mổ muộn sau điều trị nội chấn thương tụy có kết quả tốt,diễn biến thuận lợi, hậu phẫu nhẹ nhàng, tỷ lệ biến chứng thấp (0% trong NC này). Tỷ lệ mổ nối nang tụy - dạ dày của NC này: 6/28 BN (11,4%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Bình Giang (2013). Chấn thương tụy-tá tràng, Chấn thương bụng, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 212-260.
2. Thái Nguyên Hưng, Đậu Đình Luận (2017): Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị chấn thương thân đuôi tụy; Y học thực hành số 9 (1057); 93-96.
3. Trịnh Văn Tuấn và CS (2006), Nghiên cứu chẩn đoán,chỉ định,xử trí và đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật cắt khối tá tụy do chấn thương, Ngoại khoa 4(56),105-112.
4. Chambon jp. La tomodensitometre de L'abdomen dans 8 cas de traumatisme pancreatique. Ann Chir 1990, 44: 575-80.
5. Heitsch RC: Delineation of cliniccal factors in the treatment of pancreatic injuries. Surgery 1976; 80: 539-9
6. Jordan GL. Traumatic transection of the pancreas. South MedJ, 968; 62:90-3.
7. Nortth WF, Simmons RL. Pacreatic trauma: A review. Surgery 1972; 71: 27-43
8. Patton JH et al. Pancreatic trauma: A simplified management guideline. J Trauma 1997; 43: 243-41.