ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MANG THAI

Nguyễn Thị Việt Chinh1,, Nguyễn Khoa Diệu Vân2
1 Bệnh viện 74 Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ mang thai và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân đái tháo đường mang thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ mang thai đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ 10/2020 đến 10/2022. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ type 1 (17,1%), ĐTĐ type 2 (82,9%); tuổi trung bình 33,81±5,44 (Min 24, Max 45). Thời gian phát hiện mắc ≤ 5 năm (77,14%). Tiền sử bệnh kèm theo: hội chứng buồng trứng đa nang (8,6%), tăng huyết áp (10%). Tiền sử sản khoa thai to và thai lưu (40%), sảy thai (15,7%). Tiền sử gia đình thế hệ 1 có ĐTĐ và tăng huyết áp (55,71%), trong đó ĐTĐ type 2 hơn ĐTĐ type 1 có ý nghĩa thống kê.  BMI trước mang thai 24,04 ±3,64 (Min 16,65, Max 36,76; tỷ lệ thừa cân béo phì (62,85%). Mức độ tăng cân khi mang thai vượt mức khuyến nghị (25,7%). Thai phụ có biến chứng sản giật và tiền sản giật (12,9%). Đường máu trung bình lúc đói quý I (7,48 ± 1,73), quý II (8,00 ± 2,22), tăng dần quý III (8,54 ± 2,37). HbA1C trung bình quý I (7,34±1,13), quý II (8,68±9,32), quý III (7,85±1,57) (Min 5,6%, Max 15,9%). Mức lọc cầu thận suy giảm từ giai đoạn IIIa trở lên (1,4%), bệnh võng mạc ĐTĐ (11,4%). Dư ối thường gặp ở quý III (38,6%). Điều trị đạt mục tiêu (44,3%). Chế độ ăn tuân thủ điều trị, luyện tập thể dục đều đặn và mức tăng cân trong thai kỳ có liên quan tới kiểm soát đường máu (p<0,05). Kết cục của thai kỳ trẻ sinh thiếu tháng (64,3%), đẻ mổ (97,4%) cân nặng thai 3,01 ± 0,65kg, dị tật thai (22,9%). Kết luận: Điều trị ĐTĐ mang thai đạt mục tiêu (44,3%). Chế độ ăn uống, luyện tập, kiểm soát cân nặng khi mang thai có liên quan tới hiệu quả điều trị ĐTĐ. Kiểm soát đường máu tốt giảm các biến chứng sau đẻ trên người mẹ và thai nhi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Diabetes Association. 6. Glycemic Targets: Standards of Medical Care in Diabetes—2021. Dia Care. 2021;44(Supplement 1):S73-S84. doi:10.2337/dc21-S006
2. Alexopoulos AS, Blair R, Peters AL. Management of Preexisting Diabetes in Pregnancy: A Review. Obstetrical & Gynecological Survey. 2019;74(10):574-576. doi:10.1097/ OGX.0000000000000726
3. Lương Ngọc Khuê, Trần Hữu Dàng, Thái Hồng Quang, Nguyễn Thy Khuê. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. Published online December 30, 2020.
4. Wong TY, Sun J, Kawasaki R, et al. Guidelines on Diabetic Eye Care. Ophthalmology. 2018;125(10):1608-1622. doi:10.1016/j.ophtha.2018.04.007
5. Lưu Thị Thảo. Nhận Xét Kết Quả Kiểm Soát Glucose Máu và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Mang Thai. Trường đại học Y Hà Nội; 2017. http://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/130875c8-8205-46e0-8e0f-35b1eeca09f0/2018/10/10/201810101516-6754bf6d-537a-4980-ada6-12dd9f2f858e/FullPreview&TotalPage=100&ext=jpg#page/2/mode/2up
6. Raghavan R, Dreibelbis C, Kingshipp BJ, et al. Dietary Patterns before and during Pregnancy and Risk of Gestational Diabetes Mellitus: A Systematic Review. USDA Nutrition Evidence Systematic Review; 2019. Accessed October 6, 2022. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK579813/
7. Goldstein RF, Abell SK, Ranasinha S, et al. Association of Gestational Weight Gain With Maternal and Infant Outcomes. JAMA. 2017;317(21):2207-2225. doi:10.1001/jama.2017.3635
8. Szmuilowicz ED, Josefson JL, Metzger BE. Gestational Diabetes Mellitus. Endocrinology and Metabolism Clinics of North America. 2019; 48(3):479-493. doi:10.1016/ j.ecl.2019.05.001