THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG TRONG HUYẾT TƯƠNG BẰNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

Phạm Thu Hiền1,, Trần Thị Chi Mai1,2, Bùi Thị Ngọc Hà3, Nguyễn Thị Huệ 1
1 Bệnh viện nhi trung ương
2 Địa học Y Hà Nội
3 Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá phương pháp định lượng đồng trong huyết tương bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò điện trên máy AA-7000 của Shimadzu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Giới hạn trắng, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, khoảng tuyến tính, độ chụm và độ chính xác của phương pháp được đánh giá. Kết quả: Giới hạn trắng, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,44 µmol/L, 1,06 µmol/L và 2 µmol/L. Khoảng tuyến tính của phương pháp là 2 - 50 µmol/L. Độ lặp lại ở 2 mức nồng độ 11,7 và 21,3 (µmol/L) lần lượt là 3,09 và 2,14 (%). Độ tái lặp ở 2 mức nồng độ trên lần lượt là 6,68 và 4,68 (%). Độ thu hồi của 2 mức QC nằm trong giới hạn cho phép. Độ thu hồi của các mẫu thật thêm chuẩn lần lượt là 108,5; 102,8; và 94,3 (%) nằm trong giới hạn cho phép 80 – 110%, đạt tiêu chuẩn AOAC 2016. Kết luận: Phương pháp xét nghiệm định lượng đồng huyết tương bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử là chính xác và tin cậy, có thể sử dụng trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh rối loạn chuyển hoá đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kaler, Stephen G. (1998). "Metabolic and molecular bases of Menkes disease and occipital horn syndrome". Pediatric and Developmental Pathology. 1 (1): 85–98.
2. Nagral A, Sarma MS, Matthai J, Kukkle PL, Devarbhavi H, Sinha S, Alam S, Bavdekar A, Dhiman RK, Eapen CE, Goyal V, Mohan N, Kandadai RM, Sathiyasekaran M, Poddar U, Sibal A, Sankaranarayanan S, Srivastava A, Thapa BR, Wadia PM, Yachha SK, Dhawan A. Wilson's Disease: Clinical Practice Guidelines of the Indian National Association for Study of the Liver, the Indian Society of Pediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition, and the Movement Disorders Society of India. J Clin Exp Hepatol. 2019 Jan-Feb;9(1):74-98.
3. Ward AF, Mitchell DG, Kahl M and Aldous KM. Determination of copper in plasma and serum by use of a microsampling cup in atomic absorption spectrometry. Clin Chem 1974, 20 (9): 1199-1203.
4. Tan M, Sudjadi, Astuti, Rohman. Validation and quantitative analysis of cadmium, chromium, copper, nickel, and lead in snake fruit by Inductively Coupled Plasma-Atomic Emission Spectroscopy. Journal of Applied Pharmaceutical Science 2018, 8(2):044-048.
5. Ramos NC, Lamorena RB. Detection of copper, cadmium, manganese, lead and zinc content in milled rice using microwave plasma atomic emission spectroscopy. Philipine journal of Science 2021, 150(4): 765- 776.
6. MCGahan MC and Bito LZ. Determination of copper concentration in blood plasma and in ocular and cerebrospinal fluids using graphite furnace atomic absorption spectroscopy. Analytical Biochemistry 1983, 135: 186- 192.
7. RobeLourt NB, Faircluogh D, McLoughlin S and Taylor WH. Measurement of copper, zinc and magnesium in serum and urine by DC plasma emission spectrometry. Ann Clin Biochem 1985, 22: 533- 538.