MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CỦA PHỔ BỆNH VIÊM TỦY THỊ THẦN KINH

Vũ Văn Khôi1,, Nguyễn Văn Tuận2,3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm thần kinh Bệnh viện Bahcj Mai
3 Đại học Dược Đại học Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố tiên lượng của phổ bệnh viêm tủy thị thần kinh (NMOSD). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 38 bệnh nhân NMOSD có kháng thể kháng Aquaporin 4 dương tính tại Trung tâm Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Bệnh nhân nữ chiếm 81,6% và độ tuổi từ 30-49 tuổi chiếm 52,6%, tuổi trung bình 41,9 ± 13,8. Triệu chứng lâm sàng liệt vận động gặp 89,5%, rối loạn cảm giác 86,5%, triệu chứng của thị giác 21,1% và hội chứng thân não 18,4%. Triệu chứng liệt vận động có thể gây tàn tật cao hơn ở bệnh nhân với điểm EDSS tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm liệt tứ chi với nhóm liệt hai chi cũng như giữa nhóm liệt hai chân và không liệt vận động tương ứng với p=0,007 và 0,015; p=0,013 và 0,011. Tuổi bệnh nhân có tương quan tuyến tính thuận với điểm EDSS trung bình tại cả 2 thời điểm vào viện và ra viện lần lượt với hệ số tương quan r=0,401 và 0,338 với p=0,013 và 0,038, độ tin cậy 95%. Nhóm bệnh nhân không phụ thuộc vào hỗ trợ (EDSS < 6) có độ tuổi thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với và bệnh nhân phụ thuộc vào hỗ trợ (EDSS ≥ 6) với p=0,015. Kết luận: Triệu chứng liệt vận động, rối loạn cảm giác và thần kinh thị giác gặp tỷ lệ cao. Triệu chứng liệt vận động ban đầu càng nặng, tuổi càng cao thì mức độ tàn tật của bệnh nhân càng lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cook LJ, Rose JW, Alvey JS, et al. Collaborative International Research in Clinical and Longitudinal Experience Study in NMOSD. Neurol - Neuroimmunol Neuroinflammation. 2019;6(5). doi:10.1212/NXI.0000000000000583
2. Wingerchuk DM. Neuromyelitis optica: effect of gender. J Neurol Sci. 2009;286(1-2):18-23. doi:10.1016/j.jns.2009.08.045
3. Wingerchuk DM, Banwell B, Bennett JL, et al. International consensus diagnostic criteria for neuromyelitis optica spectrum disorders. Neurology. 2015;85(2):177-189. doi:10.1212/ WNL.0000000000001729
4. Kurtzke JF. Rating neurologic impairment in multiple sclerosis: an expanded disability status scale (EDSS). Neurology. 1983;33(11):1444-1452. doi:10.1212/wnl.33.11.1444
5. Papp V, Magyari M, Aktas O, et al. Worldwide Incidence and Prevalence of Neuromyelitis Optica: A Systematic Review. Neurology. 2021;96(2):59-77. doi:10.1212/WNL.0000000000011153
6. Li Z, Yuan M, Zhang C, Gu H, Wang Y, Shi FD. Incidence of neuromyelitis optica spectrum disorder (NMOSD) in China: A national population-based study. Lancet Reg Health - West Pac. 2020; 2:100021. doi:10.1016/j.lanwpc.2020.100021
7. Pandit L, Asgari N, Apiwattanakul M, et al. Demographic and clinical features of neuromyelitis optica: A review. Mult Scler Houndmills Basingstoke Engl. 2015;21(7):845-853. doi: 10.1177/1352458515572406
8. Kunchok A, Malpas C, Nytrova P, et al. Clinical and therapeutic predictors of disease outcomes in AQP4-IgG+ neuromyelitis optica spectrum disorder. Mult Scler Relat Disord. 2020; 38:101868. doi:10.1016/j.msard.2019.101868