ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Quang Quý1,2,, Nguyễn Xuân Thanh1,2, Nguyễn Ngọc Tâm1,2, Hà Quốc Hùng1,2, Trần Viết Lực1,2, Vũ Thị Thanh Huyền1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện lão khoa trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT)  là một hội chứng lão khoa, xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, biểu hiện là trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên 210 người bệnh loãng xương trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22,86% người bệnh loãng xương có hội chứng dễ bị tổn thương, trong đó đa số là HCDBTT mức độ nhẹ 18,1% và vừa 4,76%, không có HCDBTT mức độ nặng, rất nặng hay ở giai đoạn cuối. Tỷ lệ mắc HCDBTT ở người độc thân/góa/ly dị cao hơn so với những người đã kết hôn lần lượt là 48,48% và 18,08% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%. Tỷ lệ bệnh nhân loãng xương bị HCDBTT chiếm tỷ lệ không nhỏ, do đó việc đánh giá hội chứng này trên những bệnh nhân loãng xương nên trở thành một quy trình thường quy để có thể phát hiện và đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hamerman, D., Toward an understanding of frailty. Annals of internal medicine, 1999. 130(11): p. 945-950.
2. Heuberger, R.A., The frailty syndrome: a comprehensive review. J Nutr Gerontol Geriatr, 2011. 30(4): p. 315-68.
3. Beaupre, L.A., et al., Best practices for elderly hip fracture patients. Journal of general internal medicine, 2005. 20(11): p. 1019-1025.
4. Calado, L.B., et al., Frailty syndrome in an independent urban population in Brazil (FIBRA study): a cross-sectional populational study. Sao Paulo Medical Journal, 2016. 134: p. 385-392.
5. Tuấn, N.V., Loãng xương. Thời sự Y học – Tạp chí Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2008. 7(29): p. 11-33.
6. K, R., Clinical Frailty Scale (version 2.0). Dalhousie University www. geriatricmedicineresearch.ca, 2005-2020.
7. Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, Thân Hà Ngọc Thể, and Nguyễn Thị An, Khảo sát tỷ lệ suy yếu và mối liên quan giữa suy yếu với kết cục lâm sàng ngắn hạn ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Bà Rịa Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2019. 23(2): p. 9-14.
8. Vu, H.T.T., et al., Prevalence of frailty and its associated factors in older hospitalised patients in Vietnam. BMC geriatrics, 2017. 17(1): p. 1-7.
9. Blanski Grden, C.R., et al., Prevalence and factors associated with the frailty in elderly patients attended to an outpatient care specialty clinics. Revista Eletronica de Enfermagem, 2019. 21.
10. Jiao, J., et al., Prevalence and associated factors for frailty among elder patients in China: a multicentre cross-sectional study. BMC geriatrics, 2020. 20(1): p. 1-10.