ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM TÁI DIỄN

pharayok Phetphonephen1, Nguyễn Văn Tuấn1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm tái diễn được đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm và không kèm trong bệnh sử những giai đoạn hưng cảm. Trong số các triệu chứng lâm sàng phong phú và đa dạng của trầm cảm tái diễn, rối loạn giấc ngủ là triệu chứng rất hay gặp, ước tính tỷ lệ lên đến 90%. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh trầm cảm tái diễn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 73 người bệnh được chẩn đoán trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn ICD10 điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm thần- bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở người bệnh trầm cảm tái diễn là 82,2%. Biểu hiện khó vào giấc là biểu hiện hay gặp nhất chiếm 88,3%, tiếp theo đó là khó duy trì giấc ngủ chiếm 71,7%, biểu hiện thức dậy sớm buổi sáng chiếm 58,3%. Khi có rối loạn giấc ngủ, tất cả người bệnh ngày hôm sau đều có biểu hiện mệt mỏi, phần lớn người bệnh trong ngày có biểu hiện giảm tập trung (85,0%), căng thẳng (45,0%), chóng mặt (36,7%), bồn chồn (35,0% ) trong khi đó run rẩy là ít phổ biến nhất (13,3%). Kết luận: Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng phổ biến ở người bệnh trầm cảm tái diễn với tỷ lệ 82,2%. Đặc điểm các loại hình giấc ngủ biểu hiện khó vào giấc là biểu hiện hay gặp nhất. Khi có rối loạn giấc ngủ các biểu hiện xuất hiện trong ngày nhiều nhất là mệt mỏi, giảm tập trung, căng thẳng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2021). Depression.
2. Tsuno N., Besset A., và Ritchie K. (2005). Sleep and depression. J Clin Psychiatry, 66(10), 1254–1269.
3. Nguyễn Thị Thu Huyền (2020), Đặc điểm ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn điều trị nội trú, Đại học Y Hà Nội.
4. Gałecki P., Talarowska M., Bobińska K. và cộng sự. (2013). Thiol protein groups correlate with cognitive impairment in patients with recurrent depressive disorder. Neuro Endocrinol Lett, 34(8), 780–786.
5. Nguyễn Đoàn Mạnh (2021), Đặc điểm lâm sàng triệu chứng cơ thể của rối loạn trầm cảm tái diễn, Đại học Y Hà Nội.
6. Park S.-C., Kim J.-M., Jun T.-Y. và cộng sự. (2013). Prevalence and Clinical Correlates of Insomnia in Depressive Disorders: The CRESCEND Study. Psychiatry Investig, 10(4), 373–381.
7. Okuji Y., Matsuura M., Kawasaki N. và cộng sự. (2002). Prevalence of insomnia in various psychiatric diagnostic categories. Psychiatry and Clinical Neurosciences, 56(3), 239–240.
8. Bùi Thanh Tùng (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tại bệnh viện bạch mai, Đại học Y Hà Nội.