TÌNH TRẠNG TỔN THƯƠNG GAN DO DỊ ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Trần Thị Phương Chi1,, Hoàng Thị Lâm2
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng tổn thương gan của bệnh nhân dị ứng thuốc tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 444 bệnh nhân bị dị ứng thuốc từ tháng 1/2018 đến 5/2022 tại Bệnh viện Đà Nẵng. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 45,68 ± 16,85 tuổi, lớn nhất là 86 tuổi, nhỏ nhất là 15 tuổi. Có 19,9% và 22,3% bệnh nhân dị ứng thuốc có tăng SGOT và SGPT trên giới hạn trên bình thường. Nồng độ SGOT và SGPT trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 33,76 ± 45,15 U/L và 38,70 ± 55,65 U/L. Hội chứng DRESS có tổn thương gan nặng nhất với SGOT trung bình là 182,06 ± 88,53 (U/L) và SGPT trung bình là 364,73 ± 171,01 U/L. Có rất nhiều loại thuốc gây ra tổn thương gan trong đó hai loại thuốc gây tăng men gan nhiều nhất là thuốc kháng lao (SGOT: 104,45 ± 90,43 U/L; SGPT: 170,35 ± 256,0 U/L) và allopurinol (SGOT: 134,35 ± 188,71 U/L; SGPT: 147,24 ± 112,98 U/L). Các thể tổn thương da nặng (Hội chứng Lyell, SJS, DRESS, đỏ da toàn thân) đều có albumin máu trung bình thấp < 35 g/L. Kết luận: Tổn thương gan là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân dị ứng thuốc trong đó hội chứng DRESS là thể lâm sàng gây tổn thương gan nặng nhất. Thuốc kháng lao, allopurinol là những thuốc gây tổn thương gan nặng nhất.  Albumin máu ở những thể dị ứng thuốc nặng thường thấp < 35g/L.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yi-Shin Huang et al. Drug-induced liver injury associated with severe cutaneous adverse drug reactions: A nationwide study in Taiwan. Liver International. November 2021. Volume 41, issue 11.
2. Taechon Lee et al. Characteristics of liver injury in drug-induced systemic hypersensitivity reactions. Journal of the American of Dermatology. 2013.Volume 69, issue 3, p407-415.
3. Al-Ahmad Mona et al. Drug Allergy Profile From a National Drug Allergy Registry. Frontiers in Pharmacology. 2021.
4. Chalasani N., Fontana R.J., Bonkovsky H.L. et al. Causes, Clinical Features, and Outcomes From a Prospective Study of Drug-Induced Liver Injury in the United States. Gastroenterology. 2008. 135(6), 1924-1934.
5. Silvia Pagani et al. Drug-Related Hypersensitivity Reactions Leading to Emergency Department: Original Data and Systematic Review. Journal of Clinical Medicine. 2022, 11, 2811.
6. Chan Sun Park et al. Characteristics of Liver Injury in Drug-induced Systemic Hypersensitivity Reactions. World Allergy Organization. 2012.
7. Anna R. et al. Drug Reaction with Eosinophilia and Systemic Symptoms (DRESS) Syndrome Identified in the Electronic Health Record Allergy Module. J Allergy Clin Immunol Pract. 2019 February; 7(2): 633–640.
8. Bernard Yu-Hor Thong et al. Drug hypersensitivity reactions in Asia: regional issues and challenges. Asia Pacific Allergy. 2020.