ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH TRONG CẤY CHỈ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG HÁO SUYỄN (COPD)

Đỗ Thị Thu Huyền1,, Bùi Tiến Hưng2,3, Lương Đức Dũng3
1 Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm người bệnh trong cấy chỉ hỗ trợ điều trị chứng háo suyễn (COPD) tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. Đối tượng: Người bệnh COPD có triệu chứng khó thở thuộc thể phế tỳ khí hư đến khám và điều trị từ tháng 07/2021 đến tháng 08/2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã điều trị cho 50 bệnh nhân: Nhóm tuổi 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất là 44% với độ tuổi trung bình là 64,86 ± 8,62. Nam giới chiếm tỷ lệ 86% cao hơn nữ giới. Nghề nghiệp của người bệnh chủ yếu là lao động tay chân. Thời gian mắc bệnh trung bình 5,3 ± 1,39. Có 88% người bệnh tiếp xúc với thuốc lá trên 10 năm, trong đó còn 10% còn đang hút thuốc. Tỷ lệ người bệnh tiếp xúc khói bếp 56%, tiếp xúc bụi nghề nghiệp 28%. Người bệnh chủ yếu thuộc GOLD D chiếm tỷ lệ 82%. Mức độ ảnh hưởng trung bình – nặng lên chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT chiếm tỷ lệ cao nhất là 64%. Điểm khó thở mMRC trung bình là 1,86 ± 0,40. Người bệnh chủ yếu có mạch trầm nhược 72%, chất lưỡi nhợt 58% và rêu lưỡi trắng nhớt 62%. Kết luận: Nghiên cứu đã khảo sát đặc điểm của người bệnh được cấy chỉ trong hỗ trợ điều trị chứng háo suyễn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Hữu Duy (2011). Nghiên cứu áp dụng Bộ câu hỏi CAT đánh giá chất lượng cuộc sống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Đợi (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, Luận án tiến sĩ y hoc, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2010). Kết quả sử dụng bộ câu hỏi CAT đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân mắc BPTNMT tại khoa lao và bệnh phổi bệnh viện 103. Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân Y Hà Nội.
4. Trương Thị Kim Nga (2006). Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi ST. GEORGE’S đánh giá chất lượng cuộc sống BPTNMT ở khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Thủy (2020), Nhận xét kết quả lâm sàng và chức năng thông khí sau điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, Tạp chí nghiên cứu Y học, 137(1), 146-155.
6. Kim Anh Tùng (2019). Chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh trong và sau đợt cấp COPD tại bệnh viện Phổi Trung ương, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Murray, C. J. and Lopez, A. D. (1997). Alternative projections of mortality and disability by cause 1990-2020: Global Burden of Disease Study. Lancet. 349(9064), pp. 1498-504.
8. Global Burden of Disease Study 2017 - Causes of Death Collaborators (2018). Global, regional, and national age-sex-specific mortality for 282 causes of death in 195 countries and territories, 1980-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Lancet. 392(10159), pp. 1736-1788.