TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI VÀ QUẢNG BÌNH NĂM 2021-2022

Phạm Ngọc Long1, Hồ Thị Kim Thanh1, Trần Khánh Toàn1,
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng mắc trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng tại Hà Nội và Quảng Bình năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 312 đối tượng người cao tuổi được chọn ngẫu nhiên tại 8 xã, phường của hai tỉnh sử dụng thang điểm GDS-15 để sàng lọc và tiêu chuẩn DSM-V để chẩn đoán mắc trầm cảm. Kết quả: 7,6% người cao tuổi có các rối loạn trầm cảm (Điểm GDS ≥6 trong tổng số 15 điểm tối đa) và 3,8% được chẩn đoán mắc trầm cảm. Tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn ở những người có điều kiện kinh tế thấp hơn, có tình trạng sức khoẻ chung kém hơn và có nhiều biến cố gây căng thẳng trong cuộc sống gần đây. Kết luận: Trầm cảm là một vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm ở người cao tuổi. Cần tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và có các biện pháp chăm sóc hỗ trợ về tinh thần và xã hội để giảm gánh nặng trầm cảm ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lục Sơn Hải, Kim Xuân Loan. Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2019. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2020;4(1):55-63.
2. Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Hoa, et al. Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược học. 2021;2(11)
3. Nguyễn Hằng Nguyệt Vân, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Hà Ngọc Anh, Vũ Thị Thanh Mai, Phạm Quốc Thành. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2019. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2019;3(4):14-22.
4. Beekman AT, Copeland JR, Prince MJ. Review of community prevalence of depression in later life. Br J Psychiatry. Apr 1999;174:307-11. doi:10.1192/bjp.174.4.307
5. Dao ATM, Nguyen VT, Nguyen HV, Nguyen LTK. Factors Associated with Depression among the Elderly Living in Urban Vietnam. Biomed Res Int. 2018;2018:2370284. doi:10.1155/ 2018/2370284
6. Global Burden of Disease Mental Disorders Collaborators. Global, regional, and national burden of 12 mental disorders in 204 countries and territories, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. Lancet Psychiatry. Feb 2022;9(2):137-150. doi:10.1016/S2215-0366(21)00395-3
7. Hoang Lan N, Thi Thu Thuy N. Depression among ethnic minority elderly in the Central Highlands, Vietnam. Health Psychol Open. Jul-Dec 2020;7(2):2055102920967236. doi:10.1177/2055102920967236
8. Hu T, Zhao X, Wu M, et al. Prevalence of depression in older adults: A systematic review and meta-analysis. Psychiatry Res. May 2022; 311:114511. doi:10.1016/j.psychres.2022.114511
9. Korinek K, Teerawichitchainan B, Zimmer Z, et al. Design and measurement in a study of war exposure, health, and aging: protocol for the Vietnam health and aging study. BMC Public Health. Oct 23 2019;19(1):1351. doi:10.1186/ s12889-019-7680-6