ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG ĐOẠN GIỮA KẾT HỢP HÓA XẠ TRỊ TIỀN PHẪU TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP QUÁN SỨ BỆNH VIỆN K GIAI ĐOẠN 2019 – 2021

Trịnh Đức Hoàng1,, Kim Văn Vụ 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ung thư trực tràng đoạn giữa trên bệnh nhân đã được hóa xạ trị tiền phẫu. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu với tất cả bệnh nhân (BN) ung thư trực tràng biểu mô đoạn giữa đã hóa xạ trị tiền phẫu, được phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp Quán sứ, Bệnh Viện K từ 01/2019 đến 12/2021. Kết quả nghiên cứu: Gồm 76 BN (48 nam, 28 nữ), tuổi trung bình 59,7 ± 12,6. Triệu chứng cơ năng chủ yếu là đau hạ vị và đại tiện phân nhầy máu, vị trí u so với rìa hậu môn là 6,6 ± 0,5 (6 – 9cm), u đa số là dạng sùi loét (65,8%). 98,7% bệnh nhân có đáp ứng với hóa xạ trị tiền phẫu. Tất cả bệnh nhân đều được mổ mở, cắt đoạn trực tràng và làm miệng nối ngay trong mổ, thời gian phẫu thuật trung bình 130 ± 18,1 phút, 7 bệnh nhân được làm hậu môn nhân tạo bảo vệ (9,2%), số hạch vét trung bình 11,5 ± 6,9. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 8,3 ± 1,8 ngày. Sau mổ có 01 bệnh nhân rò miệng nối (1,3%), 6 bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ (7,9%) và 6 bệnh nhân rối loạn chức năng bàng quang (7,9%). Không có trường hợp nào tai biến trong mổ và tử vong. Kết luận: Hóa xạ trị tiền phẫu với ung thư trực tràng đoạn giữa giai đoạn II, III giúp làm giảm giai đoạn bệnh tăng khả năng phẫu thuật triệt căn và làm miệng nối ngay trong mổ. Phẫu thuật ung thư trực tràng đoạn giữa sau hóa xạ trị tiền phẫu có tỷ lệ tai biến, biến chứng sau mổ thấp, là phương pháp điều trị an toàn và đảm bảo nguyên tắc ung thư học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Glynne-Jones, R., Wyrwicz, L., Tiret, E., Brown, G., Rödel, C., Cervantes, A., &Arnold, D (2017). Rectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow - up. Annals of Oncology, 28, iv22-iv40.
2. Nguyễn Văn Huy (2020). Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu trong ung thư trực tràng giai đoạn T3-T4/N0. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phạm Cẩm Phương (2013). Đánh giá hiệu quả của xạ trị kết hợp capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng thấp tiến triển tại chỗ, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. .
4. Phạm Văn Bình, Hồ Sĩ Thuyết. Đánh giá đặc điểm kỹ thuật và kết quả sớm phẫu thuật cắt đoạn trực tràng nối máy trong điều trị ung thư trực tràng. VMJ. 2017;545(1).
5. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Quốc Thái (2010),"Tai biến và biến chứng phẫu thuật nội soi căt nối máy điều trị ung thư trực tràng", Y học T.P. Hồ Chí Minh. 14(1), tr. 119 – 123.
6. Kawahara H., Watanabe K., Ushigome T. và CS (2010), "Retrograde single stapling technique for laparoscopic ultralow anterior resection", Digestive surgery. 27(4), pp. 261-264.
7. Rajput A., Romanus D. (2010), "Meeting the 12 lymph node (LN) benchmark in colon cancer", J Surg Oncol 102, pp. 3.
8. Landi F., Vallribera F., Rivera J.P., et al. (2016), "Morbidity after laparoscopic and open rectal cancer surgery: a comparative analysis of morbidity in octogenarians and younger patients", Colorectal Dis, 18(5), pp. 459-467.
9. Eriksen M. T., Wibe A., Norstein J., Haffner J., Wiig J. N. (2005),"Anastomotic leakage following routine mesorectal excision for rectal cancer in a national cohort of patients", Colorectal disease : the official journal of the Association of Coloproctology of Great Britain and Ireland. 7(1), pp.51-7
10. Lange MM, Maas CP, Marijnen C a. M, et al. Urinary dysfunction after rectal cancer treatment is mainly caused by surgery. Br J Surg. 2008;95(8):1020-1028. doi:10.1002/bjs.6126