KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI VÀ VAI TRÒ CỦA DẪN LƯU Ổ BỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Văn Long1,, Phạm Duy Hiển2
1 Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
2 Bệnh viện nhi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và vai trò của dẫn lưu ổ bụng trong điều trị nang OMC ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca bệnh. Đối tượng là những trẻ được chẩn đoán nang OMC và được phẫu thuật nội soi điều trị tại khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 1/2018 đến 12/2020. Loaị trừ những bệnh nhân đã được phẫu thuật vào ổ bụng từ trước, Các thông tin trước trong và sau mổ được ghi nhân. Quản lý và xử lý số liệu bằng Excel và SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu: có 221 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứubao gồm 54 trẻ nam, 167 trẻ nữ. Có 114 (51,6%) trường hợp thuộc typ I và 107 (48,4%) trường hợp thuộc typ IVA theo Todani. Kích thước đường kính nang từ 10 -105mm. Tuổi từ 1 tháng đến 14 tuổi. Thời gian mổ từ 90 phút đến 330 phút, trung bình 161,8 phút. Tai biến trong mổ có 1 trường hợp (0,45%). Có 1 trường hợp chuyển mổ mở. Tỉ lệ tai biến chung là 8,1%, số bệnh nhân có dẫn lưu / không có dẫn lưu là 81/140. Thời gian phẫu thuật trung bình là 161,8 phút, thời gian nằm viện trung bình là 7,55 ngày. Mối liên quan của dẫn lưu ổ bụng với kết quả phẫu thuật nội soi điều trị nang OMC ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, thời gian phẫu thuật  ở nhóm không có dẫn lưu ổ bụng ngắn hơn đáng kể so với nhóm có dẫn lưu ổ bụng (149,6 phút so với 182,8 phút). Thời gian nằm viện nhóm không dẫn lưu là 6,9 ngày cũng ngắn hơn đáng kể so với 8,6 ngày ở nhóm có dẫn lưu.Tai biến gặp 1 trường hợp ở nhóm có dẫn lưu. Tỉ lệ biến chứng ở nhóm có dẫn lưu cao hơn nhóm không có dẫn lưu cụ thể, người bệnh mổ nang OMC có đặt dẫn lưu có tỷ lệ nhiễm trùng, rò mật cao gấp 2 lần nhóm người bệnh không đặt dẫn lưu; có tỷ lệ áp xe tồn dư cao gấp 1,5 lần nhóm người bệnh không đặt dẫn lưu. Bệnh nhân sau mổ nang OMC không đặt dẫn lưu có kết quả tốt và khá cao gấp 1,79 lần và 1,77 lần so với người bệnh có đặt dẫn lưu. Kết luận: Đặt dẫn lưu sau phẫu thuật nội soi điều trị nang OMC không làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, thay vào đó có thể làm kéo dài thời gian điều trị sau mổ. Không đặt dẫn lưu sau phẫu thuật nội soi điều trị nang OMC là an toàn trong đa số các trường hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Duy Hiền (2012), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em, Luận án tiến sĩ Y học - Học viện Quân Y.
2. Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Duy Hiền, and Nguyễn Đức Thọ, Kết quả điều trị 154 trường hợp u nang ống mật chủ bằng kỹ thuật cắt nang và nối mật - ruột kiểu Roux-en-Y Tạp chí Y học thực hành, 2005. 506: p. 42-45.
3. Trương Nguyễn Uy Linh, T.T.T., Huỳnh Công Tiến, Đào Trung Hiếu, Điều trị phẫu thuật nang ống mật chủ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 4(1): p. 106-111.
4. Yamataka A., Segawa O., and Kobayashi H., Intraoperative pancreatoscopy for pancreatic duct stone debris distal to the common channel in choledochal cyst. J Pediatr Surg, 2000. 35(1): p. 1-4.
5. Fu M., Wang Y.X., and Zhang J.Z., Evolution in the treatment of choledochus cyst. J Pediatr Surg, 2000. 35(9): p. 1344-1347.
6. Diao M, Li L, Cheng W. To drain or not to drain in Roux-en-Y hepatojejunostomy for children with choledochal cysts in the laparoscopic era: a prospective randomized study. J Pediatr Surg. 2012;47(8):1485-1489.