MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI GÁNH NẶNG CHĂM SÓC CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ CON RỐI LOẠN TỰ KỶ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phạm Thị Thơm1,, Đặng Văn Thức2, Lê Xuân Ngọc2, Phạm Văn Tân2, Phạm Trung Kiên3
1 Cao đẳng y tế Hà Nội
2 Bệnh viện nhi trung ương
3 ĐH y dược Đại học quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc trẻ tự kỷ của các gia đình có con rối loạn tự kỷ điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 cha mẹ có con mắc rối loạn tự kỷ điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 2/2021 đến tháng 8/2022, kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Gánh nặng người chăm sóc trẻ tự kỷ được đánh giá bằng công cụ tiêu chuẩn Zarit Burden Interview-22 bằng cách phỏng vấn trực tiếp bố/mẹ trẻ được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, xác định các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc như tình trạng bệnh của trẻ, điều kện kinh tế, mức độ chăm sóc y tế được xác định qua phỏng vấn, khai thác hồ sơ bệnh án điều trị. Kết quả: Điểm gánh nặng trung bình của nhóm nghiên cứu là 62.31 + 14.98 điểm. Có 122/200 (61%) số bệnh nhân ở ngưỡng điểm gánh nặng chăm sóc mức độ rất ngiêm trọng. Tuổi của bệnh nhân, thời gian điều trị, tuổi của người chăm sóc, thu nhập của người chăm sóc là những yếu tố có liên quan đến gánh nặng chăm sóc mức độ nghiêm trọng. Khi phân tích hồi quy đa biến kết quả cho thấy: thời gian điều trị, tuổi của người chăm sóc, thu nhập của người chăm sóc là yếu tố độc lập liên quan đến gánh nặng chăm sóc của gia đình có trẻ rối loạn tự kỷ. Kết luận: thời gian điều trị, tuổi của người chăm sóc, thu nhập của người chăm sóc là nhứng yếu tố được xác định có liên quan độc lập đến gánh nặng chăm sóc của gia đình có trẻ rối loạn tự kỷ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Tho (2013), “Phát hiện sớm của cha mẹ về các dấu hiệu phát triển bất thường trước chẩn đoán ở trẻ tự kỷ”, Tạp chí Giáo Dục, Số Đặc biệt, pp. 19-28
2. Centers for Disease Control and Prevention (2018), Autism Spectrum Disorder (ASD) -Data&Statistics,CDC,accessed,01/06/2018,from https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/data.html.
3. Nguyễn Thị Hương Giang (2012), Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng MCHAT23, đặc điểm dịch tễ-lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
4. Phạm Trung Kiên (2012), Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh thái nguyên. Hội nghị Nhi khoa 2014.
5. Filipek, P. A., et al. (2000), "Practice parameter: screening and diagnosis of autism: report of the Quality Standards Subcommittee of the American Academy of Neurology and the Child Neurology Society", Neurology. 55(4), pp. 468-479.
6. Thành Ngọc Minh và cộng sự (2016), "Công tác khám, đánh giá trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ tại khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2011- 2015", Tạp chí Khoa học và Giáo dục. Số đặc biệt, tháng 11-2016.
7. Andréa Regina Nunes Misquiatti (1), Maria Claudia Brito(2), Fernanda Terezinha Schmidtt Ferreira(3) (2013) family burden and children with autism spectrum disorders: perspective of caregivers
8. Nguyễn Bích Ngọc (2013), "Đánh giá gánh nặng của người chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer", Tạp chí Y học dự phòng, 5(151), 88-94.
9. Omaima Ezzat, Magda Bayoumi, Osama A Samarkandi (2017) “Quality of Life and Subjective Burden on Family Caregiver of Children with Autism”, American Journal of Nursing Science; 6(1): 33-39
10. Mugno D, Ruta L, D’Arrigo VG, Mazzone L (2007). Impairment of quality of life in parents of children and adolescents with pervasive developmental disorder. Health Qual Life Outcomes; 5: 22.