CHỨC NĂNG NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH CÓ PHÂN SUÂT TỐNG MÁU GIẢM

Nguyễn Bảo Khánh1,2,, Nguyễn Thị Thu Hoài3, Đinh Thị Thu Hương4,5, Đào Bích Ngọc6, Nguyễn Mạnh Hùng7,8
1 Bệnh viện bưu điện
2 Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai
3 Viện tim mạch Bệnh viện Bạch Mai
4 Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai
5 Bộ môn tim mạch Đại học Y Hà Nội
6 Viện tim mạch Việt Nam Bệnh viện Bạch Mai
7 Viện tim mạch VN Bệnh viện Bạch Mai
8 Bộ môn tim mạch Đại học Y HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm, tái cấu trúc nhĩ trái thường dẫn tới giãn nhĩ trái ở giai đoạn muộn. Siêu âm đánh dấu mô cho phép lượng giá những thay đổi kín đáo của chức năng nhĩ trái và dự báo tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim. Mục tiêu: Khảo sát một số chỉ số kích thước và chức năng nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm (EF ≤ 40%) không có bệnh van tim thực thể nặng hay bệnh tim bẩm sinh và nhóm chứng bao gồm những người khỏe mạnh, cùng tuổi, cùng giới, không có biểu hiện suy tim trên lâm sàng và cấu trúc chức năng tim bình thường trên siêu âm tim. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được làm siêu âm tim đánh giá kích thước và chức năng tim và đánh giá sức căng đỉnh nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim trên mặt cắt bốn buồng và mặt cắt hai buồng tim từ mỏm. Kết quả: Trong thời gian từ 02/2022 đến tháng 7/2022, 188 đối tượng nghiên cứu gồm 126 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu EF giảm EF ≤40%, nam 78,6%, nữ 21,4%, tuổi trung bình là 59,3 ± 16,4 tuổi và nhóm chứng gồm 62 người khoẻ mạnh được đưa vào nghiên cứu. Ở các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm, bệnh đồng mắc hay gặp nhất là bệnh mạch vành (38,1%) sau đó là tăng huyết áp (31,3%) và đái tháo đường (9,5%). Sức căng nhĩ trái ở mặt cắt 4 buồng và 2 buồng lần lượt là (17,7±7,5% )và (15,5±7,1%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng khỏe mạnh. Các bệnh nhân có phì đại thất trái có sức căng nhĩ trái (13,94±6,96%) đo ở mặt cắt 4 buồng và (15,92±7,35%) đo ở mặt cắt 2 buồng, thấp hơn so với các bệnh nhân không có phì đại thất trái lần lượt ở các mặt cắt 4 buồng và 2 buồng là (16,63±6,38%) và (19,40±6,71%), (p<0,05). Các bệnh nhân có giãn buồng thất trái có sức căng nhĩ trái (13,39±6,90%) đo ở mặt cắt 4 buồng và (15,19±7,35%) đo ở mặt cắt 2 buồng, thấp hơn rõ rệt so với các bệnh nhân không có giãn buồng thất trái lần lượt là (18,37±5,86 %) và (21,16±5,88%). (p<0,05). Các bệnh nhân có hở hai lá vừa có sức căng nhĩ trái thấp nhất (13,36±6,48%) ở mặt cắt 4 buồng và (15,36±7,24%) ở mặt cắt 2 buồng, rồi đến các bệnh nhân có hở hai lá nhẹ(15,25±7,14%) và (17,45±7,20%), ở các mặt cắt 4 buồng và 2 buồng tương ứng, rồi đến các bệnh nhân không có hở hai lá (18,43±6,24%) và (20,89±6,54%), cũng với mặt cắt 4 buồng và 2 buồng tương ứng, (p<0,05). Các bệnh nhân có tăng áp lực ĐMP trên siêu âm có sức căng nhĩ trái (14,92± 6,82%), (17,10±7,14%) ở mặt cắt 4 buồng và 2 buồng  thấp hơn rõ rệt so với các bệnh nhân không có tăng áp lực ĐMP với sức căng lần lượt ở các mặt cắt 4 buồng và 2 buồng là (19,17±7,09%) và (21,50±7,94%) (p<0,05). Kết luận: Các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm có chỉ số sức căng nhĩ trái thấp hơn ở người khoẻ mạnh, có liên quan với triệu chứng cơ năng và với phì đại thất trái và giãn buồng thất trái và với hở hai lá và tăng áp lực động mạch phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ponikowski P., Voors A.A., Anker S.D., et al. (2016). 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J, 37(27), 2129–2200.
2. Roberto M Lang , Luigi P Badano , Victor Mor-Avi, Jonathan Afilalo, Anderson Armstrong, Laura Ernande. “Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging”. J Am Soc Echocardiogr 2015 Jan;28(1):1-39.
3. Henein M.Y., Mondillo S., and Cameli M. (2019). Left atrial function. Anatol J Cardiol, 22(2), 52–53.
4. Rossi A., Carluccio E., Cameli M., et al. (2021). Left atrial structural and mechanical remodelling in heart failure with reduced ejection fraction. ESC Heart Failure, 8(6), 4751–4759.
5. Catherine M. Otto, Rick A. Nishimura, Robert O. Bonow, Blase A. Carabello ”A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines” 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease.
6. Shah M.A., Soofi M.A., Jafary Z., et al. (2020). Echocardiographic parameters associated with recovery in heart failure with reduced ejection fraction. Echocardiography, 37(10), 1574–1582.
7. Kurzawski J., Janion-Sadowska A., Zandecki L., et al. (2020). Global peak left atrial longitudinal strain assessed by transthoracic echocardiography is a good predictor of left atrial appendage thrombus in patients in sinus rhythm with heart failure and very low ejection fraction - an observational study. Cardiovasc Ultrasound, 18(1), 7.
8. Park J.-H., Hwang I.-C., Park J.J., et al. (2021). Prognostic power of left atrial strain in patients with acute heart failure. European Heart Journal - Cardiovascular Imaging, 22(2), 210–219.
9. Malagoli A., Rossi L., Bursi F., et al. (2019). Left Atrial Function Predicts Cardiovascular Events in Patients With Chronic Heart Failure With Reduced Ejection Fraction. J Am Soc Echocardiogr, 32(2), 248–256.