ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG KHU TRÚ LỚP SỢI THẦN KINH QUANH ĐĨA THỊ TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT

Nguyễn Phương Thảo1,, Phạm Thị Kim Thanh1, Nguyễn Thị Hà Thanh2
1 ĐH Y HN
2 Bệnh viện mắt trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tổn hại khu trú lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị trên bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát giai đoạn tiềm tàng, sơ phát, trung bình và tương quan với tổn hại thị trường. Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát đến khám tại bệnh viện mắt trung ương đáp ứng tiêu chuẩn. Chúng tôi tiến hành khám mắt toàn diện, đo thị trường trung tâm 24-2 bằng máy Humphrey, Chụp OCT đầu thị thần kinh bằng máy Cirrus HD- OCT 5000 chế độ chụp Optic Disk Cube 200x200 phân thích lớp sợi thần kinh ONH and RNFL OU Analysis. Kết quả: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 146 mắt của 99 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát. Có sự biến đổi có ý nghĩa về độ dày lớp sợi thần kinh theo các giai đoạn thị trường ở các vị trí trung bình (p=0.009), phía trên (p=0.034), phía dưới (p=0.002), 5 giờ (p=0.025), 6 giờ (p=0.012) với độ tin cậy trên 95% (p<0.05). Có mối tương quan có ý nghĩa giữa độ dày lớp sợi thần kinh trung bình, độ dày lớp sợi thần kinh phía trên, dưới và các vị trí 1 giờ, 2 giờ, 5 đến 7 giờ, 11 và 12 giờ với các chỉ số thị trường với p< 0.05. Mối tương quan chặt chẽ nhất thể hiện ở vị trí góc dưới với các chỉ số MD, PSD và VFI lần lượt là 0.341, 0.334 và 0.31. Kết luận: Tổn thương khú trú của lớp sợi thần kinh biến đổi có ý nghĩa ở những bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát giai đoạn sớm, tuy nhiên những biến đổi khu trú ở 1 cung giờ còn ít và cần nghiên cứu thêm. Độ dày lớp sợi thần kinh trung bình và một số vị trí có mối tương quan yếu với tổn hại thị trường giai đoạn sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flaxman S.R., Bourne R.R.A., Resnikoff S., et al. (2017). Global causes of blindness and distance vision impairment 1990-2020: a systematic review and meta-analysis. Lancet Glob Health, 5(12), e1221–e1234.
2. Tham Y.-C., Li X., Wong T.Y., et al. (2014). Global prevalence of glaucoma and projections of glaucoma burden through 2040: a systematic review and meta-analysis. Ophthalmology, 121(11), 2081–2090.
3. Kanamori A., Nakamura M., Escano M.F.T., et al. (2003). Evaluation of the glaucomatous damage on retinal nerve fiber layer thickness measured by optical coherence tomography. Am J Ophthalmol, 135(4), 513–520.
4. Wu H., de Boer J.F., Chen L., et al. (2015). Correlation of localized glaucomatous visual field defects and spectral domain optical coherence tomography retinal nerve fiber layer thinning using a modified structure–function map for OCT. Eye (Lond), 29(4), 525–533.
5. Đỗ Hoàng Hà, Nguyễn Quốc Vương, and Đào Thị Lâm Hường (2012). Ứng dụng kĩ thuật chụp cắt lớp võng mạc đánh giá sự thay đổi của lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị giác mắt glôcôm nguyên phát. Tạp chí Y học Thực hành, 810(3).
6. Nguyễn Quốc Đạt. Mối tương quan giữa độ dày lớp sợi thần kinh võng mạc và tổn thương thị trường trên bệnh nhân glôcôm. Tổng hội Y học Việt Nam.
7. Mills R.P., Budenz D.L., Lee P.P., et al. (2006). Categorizing the stage of glaucoma from pre-diagnosis to end-stage disease. Am J Ophthalmol, 141(1), 24–30.
8. Medeiros F.A., Zangwill L.M., Bowd C., et al. (2012). The Structure and Function Relationship in Glaucoma: Implications for Detection of Progression and Measurement of Rates of Change. Invest Ophthalmol Vis Sci, 53(11), 6939–6946.