DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở TRẺ EM BỊ BỆNH BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN HÀ NỘI

Nguyễn Viết Nguyên1,, Ngô Thị Thu Hương1
1 ĐH Y HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cường giáp trạng là tình trạng bệnh lý gây ra do tăng hormon tuyến giáp trong máu, trong đó 95% là do bệnh Basedow, bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan: tim mạch, thần kinh, mắt… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ bị bệnh Basedow tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ năm 2017 - 2022. Đối tượng nghiên cứu: 25 trẻ em đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Basedow vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ năm 2017 - 2022. Phương pháp:  Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh. Kết quả: Trẻ nữ bị nhiều hơn trẻ nam với tỷ lệ 4:1, 76% ở nhóm 10 - 15 tuổi, 20% ở nhóm 5 - 9 tuổi, 4% ở nhóm < 5 tuổi. Thời gian trung bình từ khi bị bệnh đến khi được chẩn đoán là 3,8±2,4tháng. Triệu chứng phổ biến: mệt mỏi (92%), da nóng ẩm, nhiều mồ hôi (92%), mất ngủ (88%), sút cân (72%), run tay (64%), thay đổi cảm xúc (60%), rối loạn kinh nguyệt (8%) và chậm dậy thì (8%). Rối loạn phát triển thể chất: 84% thể trạng bình thường, 12% thể trạng gầy, 4% thể trạng thừa cân. 60% lồi mắt. 100% bướu cổ; độ I:II:III là 24%:72%:4%. 100% nồng độ TSH máu rất thấp không đo được, nồng độ FT4 tăng cao (46,7 ± 19,3 pmol/L), nồng độ T3 tăng cao (7,7 ± 7,5nmol/L), 100% TRAb tăng (16,1 ± 10,4IU/L). 100% siêu âm tuyến giáp tăng kích thước, điện tim: 100% trẻ có nhịp tim nhanh, siêu âm tim: 8% trẻ có hở van tim. Kết luận: Bệnh Basedow ảnh hưởng nhiều đến phát triển thể chất, thần kinh - tinh thần và rối loạn sinh dục ở trẻ, tỷ lệ chẩn đoán muộn còn cao cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng và trẻ được phát triển toàn diện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee HS, Hwang JS. The treatment of Graves’ disease in children and adolescents. Ann Pediatr Endocrinol Metab. 2014;19(3):122-126. doi:10.6065/apem.2014.19.3.122
2. Bộ Y tế. Bệnh tuyến giáp. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2015; 51–70.
3. Nguyễn Bích Hoàng. Nhận xét kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng đến điều trị bệnh cường giáp trạng bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2005.
4. Gastaldi R, Poggi E, Mussa A, et al. Graves disease in children: thyroid-stimulating hormone receptor antibodies as remission markers. J Pediatr. 2014;164(5):1189-1194.e1. doi:10.1016/ j.jpeds.2013.12.047
5. Nguyễn Thanh Hồng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Basedow ở trẻ em. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
6. Nguyễn Minh Hùng. Nghiên cứu mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị bệnh Basedow bằng Methimazole ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.