ĐAU MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT

Vũ Duy Thướng1,, Nguyễn Thị Thu Hương2,3, Nguyễn Ngọc Tâm2,3, Nguyễn Ngọc Tâm2,3, Trần Viết Lực2,3, Trần Viết Lực 2,3, Vũ Thị Thanh Huyền2,3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
2 Bệnh viện lão khoa trung ương
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm đau mạn tính khớp gối và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi có thoái hóa khớp gối nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 114 bệnh nhân ³ 60 tuổi được chẩn đoán thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của ACR 1991 đang điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương từ tháng 04-08/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 74,1±8,7, nữ giới chiếm 78,9%, 81,6% bệnh nhân có thoái hóa cả 2 bên khớp gối. Tỉ lệ đau khớp gối mạn tính gặp ở 102 đối tượng nghiên cứu (89,5%). 59,8% bệnh nhân có đau kiểu cơ học; 68,6% bệnh nhân có thời gian đau khớp gối kéo dài trên 6 tháng. Điểm đau theo thang điểm VAS khi vận động trung bình là 5,5±2,0 và khi nghỉ ngơi trung bình là 3,8±2,0. Kết luận: tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp gối cao tuổi có đau khớp gối mạn tính chiếm tỷ lệ 89,5%. Tính chất đau chủ yếu là đau kiểu cơ học, mức độ đau trung bình, nữ giới có tỉ lệ đau khớp gối mạn tính cao hơn nam giới. Không có sự liên quan giữa đau khớp gối mạn tính với đặc điểm về: tuổi, hoạt động hàng ngày (ADL), hoạt động hàng ngày có sử dụng phương tiện công cụ (IADL) và thời gian bị THK gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guccione AA, Felson DT và cộng sự (1994), "The effects of specific medical conditions on the functional limitations of elders in the Framingham Study". Am J Public Health, 84(3), 351-358.
2. Altman RD (1991), “Criteria for classification of clinical osteoarthritis”. J Rheumatol Suppl;27:10-2.
3. Đoàn Hoài Thu (2019), “Đặc điểm lâm sàng và hoạt động chức năng của bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát sử dụng bộ câu hỏi KOOS”. Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHY Hà nội.
4. Đỗ Thị Lan (2015), “Đánh giá kết quả của phương pháp chọc hút dịch kết hợp tiêm nội khớp corticoid trong điều trị thoái hóa khớp nguyên phát có phản ứng viêm”. Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHY Hà nội.
5. Sow Nam Yeo, Kwang Hui Tay (2009), "Pain prevalence in Singapore". Ann Acad Med Singapore;38(11):937-42.
6. Nguyễn Trung Anh và CS (2022), “Đặc điểm đau mạn tính ở bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương”. Doi:10.47122/vjde.2022.52.3.
7. Shereen R và CS (2021), “Neuropathic pain in primary knee osteoarthritis patients: correlation with physical function, quality of life, disease severity, and serum beta nerve growth factor levels”. Egyptian Rheumatology and Rehabilitation, volume 48, Article number: 37.8.
8. Tone Rustøen và CS (2004), “Gender differences in chronic pain-findings from a population-based study of Norwegian adults”. Doi: 10.1016/j.pmn.2004.01.004.