NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHỤP CT HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI

Nguyễn Mạnh Hùng1,, Cao Văn Chính1,2, Bùi Văn Giang1, Nguyễn Trung Kiên 1, Đinh Hoàng Việt 1, Nguyễn Trọng Bang1
1 Bệnh viện K
2 Cao đẳng Y tế Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị ảnh không thuốc ảo của CT phổ (CT hai mức năng lượng) trong chẩn đoán ung thư phổi. So sánh chất lượng hình ảnh của khối u phổi trên ảnh đơn sắc và ảnh hỗn hợp của CT phổ phổi. So sánh liều bức xạ hấp thụ trên người bệnh giữa chụp CT phổ (DECT) và chụp CT thường quy (SDCT). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi trên hình ảnh CT phổ phổi thì tĩnh mạch tại bệnh viện K Trung Ương từ 03/2022-08/2022. Xử lý dữ liệu Data File thành hình ảnh hỗn hợp tương ứng CT thường quy ở mức 66 keV, hình ảnh không thuốc ảo và hình ảnh đơn sắc ở dải năng lượng từ 40 keV đến 140 keV. So sánh hình ảnh không thuốc ảo với hình ảnh không thuốc thật và đánh giá chất lượng hình ảnh CT phổ thì tĩnh mạch ở một vài mức năng lượng. Kết quả: Nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân (40 nam, 10 nữ). Tuổi trung bình 57.12±11.92. Độ tương phản của tổn thương đạt cao nhất ở ảnh đơn sắc mức 40 keV (2.57±0.37) và 60 keV (1.71±0.34) cao hơn ảnh hỗn hợp 66 keV (0.71±0.41). Đánh giá chủ quan so sánh loạt ảnh đơn sắc với ảnh hỗn hợp cho thấy điểm chất lượng hình ảnh cao nhất ở mức 60 keV (4.54±0.5) và không khác biệt so với ảnh hỗn hợp (4.42±0.67) (p=0.135). Đậm độ u phổi trên hình ảnh không thuốc thật (KTT) là 42.63±8.83 và hình ảnh không thuốc ảo (KTA) là 43.64±9.55 (p=0.126), giá trị tỷ số tương phản trên nhiễu của hình ảnh KTT là 0.76±0.34 và hình ảnh KTA là 0.71±0.3 (p=0.14), điểm chất lượng hình ảnh của hình ảnh KTT là 4.48±0.68 và hình ảnh KTA là 4.12±0.63 (p<0.005). Tổng liều xạ hấp thụ trên người bệnh với kỹ thuật DECT 3.2±0.48 mSv thấp hơn khoảng 55.56% so với kỹ thuật SDCT là 7.2±2.03 mSv. Kết luận: Ảnh không thuốc ảo có thể thay thế vai trò của ảnh không thuốc thật trong đánh giá ung thư phổi, khi đó CT phổ giúp giảm liều hấp thụ hiệu dụng cho người bệnh tới 55.56% so với CT thường quy. Trong các chuỗi ảnh đơn sắc từ 40 keV-140 keV thì chuỗi ảnh 60 keV đến 80 keV có chất lượng hình ảnh tốt nhất trong đó chuỗi ảnh 60 keV cho độ tương phản giữa tổn thương và các mô xung quang tốt nhất và chuỗi ảnh này cũng cho thấy chất lượng hình ảnh tốt hơn so với các chuỗi ảnh đơn sắc khác cũng như tốt hơn ảnh hỗn hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L. và cộng sự. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3), 209–249.
2. Zhang L.J., Yang G.F., Wu S.Y. và cộng sự. (2013). Dual-energy CT imaging of thoracic malignancies. Cancer Imaging, 81–91.
3. Baxa J., Vondráková A., Matoušková T. và cộng sự. (2014). Dual-phase dual-energy CT in patients with lung cancer: assessment of the additional value of iodine quantification in lymph node therapy response. Eur Radiol, 24(8), 1981–1988.
4. Zegadło A., Żabicka M., Kania-Pudło M. và cộng sự. (2020). Assessment of Solitary Pulmonary Nodules Based on Virtual Monochrome Images and Iodine-Dependent Images Using a Single-Source Dual-Energy CT with Fast kVp Switching. J Clin Med, 9(8), 2514.
5. Kozu Y., Maniwa T., Takahashi S. và cộng sự. (2013). Prognostic significance of postoperative serum carcinoembryonic antigen levels in patients with completely resected pathological-stage I non-small cell lung cancer. J Cardiothorac Surg, 8, 106.
6. D’Angelo T., Cicero G., Mazziotti S. và cộng sự. (2019). Dual energy computed tomography virtual monoenergetic imaging: technique and clinical applications. Br J Radiol, 92(1098), 20180546.
7. Kaup M., Scholtz J.-E., Engler A. và cộng sự. (2016). Dual-Energy Computed Tomography Virtual Monoenergetic Imaging of Lung Cancer: Assessment of Optimal Energy Levels. Journal of Computer Assisted Tomography, 40(1), 80–85.
8. Goldman L.W. (2007). Principles of CT: radiation dose and image quality. J Nucl Med Technol, 35(4), 213–225; quiz 226–228.